Tiểu Luận Phân tích tác động của thuế đánh vào hoạt động xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ
    ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
    I. Thuế xuất nhập khẩu
    1. Khái niệm:
    Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.
    II. 2. Phân loại thuế quan:
    2.1 - Theo phương thức tính thuế, có các kiểu thuế quan như sau:

    Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế của hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo và các ngành sản xuất trong nước trở thành dễ bị thương tổn hơn trong cạnh tranh. Ngược lại, khi giá hàng hóa tăng lên trên thị trường quốc tế thì thuế nhập khẩu cũng tăng lên, nhưng khi đó thì sản xuất nội địa của mặt hàng đó thông thường cũng ít quan tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là cao hơn. Bên cạnh đó, ở đây còn có vấn đề chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập khẩu khai báo giá/giá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá thị trường, nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế tổng thể.
    Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát.
    Hiện nay, hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo đơn giá hàng là chủ yếu.
    2.2 - Theo mục đích đánh thuế:

    Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách.
    Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ví dụ: một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính.
    Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.
    · Thuế quan đàm phán thương mại: loại thuế quan này thường được ấn định trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để đạt được những kết quả nhất định trong đàm phán với những bên tham gia.
    2.3 - Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá
    · Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá. Đối với các nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu.
    · Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu. ở mức độ khác nhau, các nước đều sử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc. Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
    2.4. Thuế quan theo phạm vi tác dụng:
    · Thuế quan tự quản: là loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh thuế của một quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đa phương đã ký kết. Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuế suất cao nhất và loại thuế quan tối thiểu có thuế suất thấp nhất.
    · Thuế quan hiệp định: loại thuế quan này có thuế suất ấn định thoe những điều khoản đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương.
    III. 3. Vai trò của thuế xuất - nhập khẩu.
    - Thuế xuất nhập khẩu là một trong những biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thuế xuất nhập khẩu thực chất là một khoản thu bắt buộc điều tiết vào giá của hàng hoá, dịch vụ được trao đổi buôn bán giữa các quốc gia mà chủ sở hữu chúng phải nộp thuế cho nhà nước.
    - Thuế chính là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
    - Thuế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo các cam kết với chính phủ nước ngoài, là công cụ để nhà nước thực hiện các chiến lược lớn liên quan tới thương mại quốc tế.
    4.Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế:
    Tất cả hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu ngoại trừ các trường hợp sau:
    1/ Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.
    2/ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu.
    3/ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ.
    4/ Hàng viện trợ nhân đạo.
    5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
    5.1- Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
    Theo quy định tại điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...