Luận Văn phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến ngành xuất khẩu cá tra cá basa Việt Nam sang thị tr

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Thủy sản hiện nay đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó có xuất khẩu cá tra, kim ngạch xuất khẩu của ngành này gia tăng với tốc độ cao trong nhiều năm liền. Ngành thủy sản phát triển có ảnh hưởng rất tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, khai thác được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa hình, khí hậu, giải quyết vấn đề lao động việc làm, nâng cao mức sống người dân. Trong tương lai, tốc độ phát triển của ngành này có thể tăng cao hơn, thị phần lớn hơn, nếu doanh nghiệp trong ngành có những bước đi vững chắc và có chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt là với những thị trường khó tính. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải dựa trên thực tế để dự báo những cơ hội và rủi ro thông qua “phân tích các tác động của môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ”.
    Việc nghiên cứu các dữ liệu của môi trường vĩ mô tác động đến ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ nhằm đạt được các mục tiêu:
    - Khảo sát các yếu tố chủ yếu của môi trường vĩ mô tác động đến các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    - Dự báo cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp trong ngành có thể gặp phải.
    Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập các dữ liệu thứ cấp về xuất khẩu và các xu hướng kinh tế, văn hóa xã hội dân số, chính trị luật pháp, tự nhiên và công nghệ.Sau đó tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu. Đề tài này sử dụng phương pháp lập bảng và so sánh, phương pháp cho điểm tầm quan trọng. Thông qua việc lập bảng cho các dữ liệu định lượng, các dữ liệu sẽ được so sánh với nhau, cùng với việc phân tích dữ liệu định tính, từ đó đưa ra các nhận định về diễn biến trong quá khứ và dự đoán xu hướng trong tương lai thông qua các tiêu chí : kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật, công nghệ, nhân khẩu học, điều kiện tự nhiên.
    Thông qua việc khảo sát các yếu tố của môi trường vĩ mô, nghiên cứu đã chỉ ra 10 yếu tố quan trọng nhất có tác động đến các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu cá tra. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng lập ra danh mục dự báo các cơ hội và nguy cơ đối với daonh nghiệp dựa trên 10 yếu tố đó.
    Qua các phân tích cho thấy các yếu tố : tỉ giá hối đoái, những quy định và chính sách của Chính phủ Việt Nam, tổng dân số và tỉ lệ tăng dân số của Mỹ, quan điểm và xu hướng tiêu dùng thịt cá tra của người Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ là các yếu tố đem lại cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu cá tra. Cùng với các cơ hội thì xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ, như là: lãi suất cho vay của ngân hàng tăng liên tục, lạm phát tăng, các quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu của Mỹ có nhiều thay đổi mà mới nhất là Dự luật thanh tra catfish, vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Yếu tố công nghệ mang đến cơ hội đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ cho doanh nghiệp.



    Mục lục
    CHƯƠNG 1 Tổng quan 1
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
    1.5 Ý nghĩa của đề tài 3
    1.6 Cấu trúc của đề tài: 3
    CHƯƠNG 2 Cơ sở lý luận & Mô hình nghiên cứu 4
    2.1 Đặc điểm của môi trường vĩ mô: 4
    2.2 Mục tiêu phân tích môi trường vĩ mô: 4
    2.3 Các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp: 4
    2.3.1 Yếu tố kinh tế: 4
    2.3.2 Yếu tố chính trị, pháp luật: 5
    2.3.3 Yếu tố văn hóa, xã hội: 6
    2.3.4 Yếu tố công nghệ: 7
    2.3.5 Yếu tố nhân khẩu học 8
    2.3.6 Yếu tố tự nhiên: 8
    2.4 Mô hình nghiên cứu 9
    2.5 Tóm tắt 9
    CHƯƠNG 3 Phương pháp nghiên cứu 10
    3.1 Thiết kế nghiên cứu 10
    3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 11
    3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 12
    3.4 Biến và thang đo: 12
    3.5 Tóm tắt chương 14
    CHƯƠNG 4 Phân tích môi trường vĩ mô 15
    4.1 Khái quát về ngành chế biến và xuất khẩu cá tra nói chung của VN 15
    4.2 Tình hình cá tra nguyên liệu 16
    4.3 Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ những năm gần đây : 17
    4.4 Xuất khẩu cá tra Việt Nam 4 tháng đầu 2011: 19
    CHƯƠNG 5 Phân tích môi trường vĩ mô 21
    5.1 Xu hướng tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô: 21
    5.1.1 Tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô: 21
    5.1.2 Tác động của yếu tố nhân khẩu học 25
    5.1.3 Tác động của yếu tố chính trị pháp luật 26
    5.1.4 . Tác động của yếu tố công nghệ 28
    5.1.5 Tác động của yếu tố văn hóa – xã hội 28
    5.1.6 Tác động của yếu tố tự nhiên 29
    5.2 Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố môi trường vĩ mô 30
    5.3Lập bảng danh mục cơ hội và nguy cơ 31
    CHƯƠNG 6 Kết luận 32
    Tài liệu tham khảo 35

    TỔNG QUAN
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài
    Theo thống kê của hải quan Việt Nam năm 2010, thủy sản tiếp tục là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng trưởng cao trong 3 nhóm mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD của cả nước. Sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt 1,353 triệu tấn, giá trị ước đạt 4,95 tỷ USD, tăng 11,3% về khối lượng và tăng 16,4% về giá trị so với năm 2009. Trong đó sản lượng cá tra xuất khẩu đạt 659.400 tấn, giá trị 1,427 tỷ USD .
    Do đó, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế, vừa mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước,vừa tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
    Nhưng trong những năm gần đây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Vừa chịu những vụ kiện bán phá giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩm, ngành thủy sản vừa phải đối mặt với rất nhiều thách thức: các rào kĩ thuật và thương mại, nguồn gốc xuất xứ, lượng kháng sinh, hình thức điều kiện đánh bắt, về kiểm dịch,
    Theo Vasep, tính đến hết tháng 4 năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, và Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn cản nhập khẩu cá tra Việt Nam, thì xuất khẩu cá tra vẫn tăng trưởng vượt bậc ở thị trường truyền thống này, tăng 87,8% về khối lượng, tăng 97,8% về giá trị so với cùng kì năm 2010.
    Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng là vậy, nhưng lại chưa bền vững vì nhiều yếu tố phức tạp và bất lợi của thị trường. Để ổn định xuất khẩu con cá tra, ngành cần phải đặt ra những mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Muốn làm được điều đó, ngành cần phải thực hiện việc phân tích môi trường vĩ mô. Bởi dù là loại hình doanh nghiệp nào, thuộc các ngành nghề nào, cũng đều hoạt động trong một cộng đồng xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô theo các mức độ khác nhau.Tùy theo các mối quan hệ mua bán trên thị trường trong và ngoài nước mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam có thể phân tích hệ thống các yếu tố của môi trường vĩ mô để biết rằng tổ chức đang đương đầu với những vấn đề gì trong nước và thị trường xuất khẩu nhằm có giải pháp đối phó hữu hiệu.
    Những lý do nêu trên giải thích vì sao đề tài “Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ” là cần phải được thực hiện.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Việc nghiên cứu các dữ liệu của môi trường vĩ mô tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ nhằm đạt được các mục tiêu:
     Khảo sát các yếu tố chủ yếu của môi trường vĩ mô tác động đến các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ.
     Dự báo cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp trong ngành có thể gặp phải.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
     Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ giữa tháng 5/2011 đến cuối tháng 7/2011.
     Đề tài sử dụng dữ liệu thống kê trong khoảng 5 năm từ 2007 đến 2011.
     Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành chế biến xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    Bước 1: thu thập các dữ liệu thứ cấp về các xu hướng kinh tế, văn hóa xã hội dân số, chính trị luật pháp, tự nhiên và công nghệ.
    Nguồn thu thập dữ liệu từ :
     Website trực tuyến
     Sách, báo, tạp chí
     Cục thống kê, niên giám thống kê
     Báo cáo tổng kết của Bộ thủy sản
     Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP.
    Bước 2: Xử lý và phân tích dữ liệu
    Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp tổng hợp, phương pháp lập bảng và so sánh, phương pháp cho điểm tầm quan trọng để các vấn đề nghiên cứu vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu.
     Nghiên cứu sử dụng phương pháp lập bảng và so sánh, thông qua việc lập bảng cho các dữ liệu định lượng, các dữ liệu sẽ được so sánh với nhau giữa các năm để xem xét sự biến động, từ đó đưa ra các nhận định về diễn biến trong quá khứ và dự đoán xu hướng trong tương lai thông qua các tiêu chí : kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật, công nghệ, nhân khẩu học, điều kiện tự nhiên.
     Phương pháp cho điểm tầm quan trọng được sử dụng để đưa ra các kết luận về mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngành sản xuất xuất khẩu cá tra, đồng thời xếp hạng các cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp trong ngành sản xuất xuất khẩu cá tra có thể gặp phải.
    1.5 Ý nghĩa của đề tài
    Việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào nội lực của doanh nghiệp đó, mà còn phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của môi trường vĩ mô, bên cạnh đó thì mức độ và chiều hướng tác động của môi trường vĩ mô đến từng ngành sản xuất cũng khác nhau.
    Vì vậy đề tài này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra những lợi ích như: thứ nhất là giúp các doanh nghiệp biết được tính chất tác động của từng yếu tố trong môi trường vĩ mô, mối tương tác giữa các yếu tố này với nhau. Thứ hai là giúp các doanh nghiệp biết được những dự báo cụ thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó bao gồm cơ hội và rủi ro mà ngành có thể gặp phải.
    Những hiểu biết đó giúp các doanh nghiệp trong ngành có thể xử lý các tình huống một cách linh hoạt, đồng thời có giải pháp hữu hiệu để tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế các nguy cơ nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh.
    1.6 Cấu trúc của đề tài:
    Nghiên cứu này được chia thành 6 chương, cụ thể:
    - Chương 1: Giới thiệu. Chủ yếu của chương này tập trung nêu lên cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện đề tài.
    - Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Chương này giới thiệu về lý thuyết phân tích môi trường vĩ mô. Bao gồm đặc điểm của môi trường vĩ mô, mục tiêu phân tích môi trường vĩ mô, và phân tích 6 yếu tố chính trong môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Từ lý thuyết đó đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài.
    - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày sâu các phương pháp dùng để thực hiện nghiên cứu.
    - Chương 4: Tổng quan về ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam và thị trường Mỹ. Chương này sẽ tập trung khái quát những nét cơ bản giúp người đọc hình dung được quy mô của các ngành xuất khẩu cá tra tra sang thị trường Mỹ.
    - Chương 5: Phân tích môi trường vĩ mô. Thông qua việc phân tích những tác động của các môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước tác động đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, để từ đó tìm ra các cơ hội, đe dọa đối với ngành, dự báo xu hướng phát triển ngành trong tương lai.
    - Chương 6: Kết luận. Từ những kết quả đã phân tích ở chương trước. Chương này sẽ tổng kết lại và đưa ra những kết luận về cơ hội và nguy cơ trong tương lai.
     
Đang tải...