Luận Văn Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người khmer

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong suốt những thập

    kỷ qua và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc sử dụng hiệu quả

    những nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước đã góp phần không nhỏ vào thành công

    trên thông qua công tác xóa đói giảm nghèo. Đời sống người dân được cải thiện

    rõ rệt và GDP tiếp tục tăng qua các năm, thậm chí trong suốt cuộc khủng hoảng

    kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008.

    Ủy Ban Liên Hợp Quốc xếp Việt Nam vào hạng 116 trong tổng số 182

    quốc gia về chỉ số phát triển con người, trong khi thu nhập bình quân đầu người

    hàng năm chỉ ở mức 1.083 USD/người/năm theo thống kê năm 2009. Sự trái

    ngược giữa chỉ số tăng trưởng cao và mức thu nhập thấp này được giải thích một

    phần bởi sự ảnh hưởng không đồng đều của phát triển kinh tế đến một số thành

    phần của nó, như người nghèo ở vùng sâu vùng sâu vùng xa và các dân tộc thiểu

    số. Do đó, Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất nước, là nơi quy tụ

    của nhiều dân tộc cùng sinh sống và làm việc, bên cạnh những chính sách phát

    huy những tiềm năng kinh tế của vùng, thì các thành phần dân tộc thiểu số luôn

    được quan tâm sâu sắc trong các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.

    Trong số 13 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long, theo CIDA (Canadian

    International Development Agency – Cơ quan phát triển quốc tế Canada), Trà

    Vinh được xem như là tỉnh nghèo đứng thứ hai ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chỉ

    đứng sau Sóc Trăng), nằm trong nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất Việt

    Nam. Trong đó, phần lớn hộ nghèo là người dân Khmer.

    Gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của

    chính phủ và một phần chương trình mới của Canada về hiệu quả viện trợ, Trà

    Vinh đã được lựa chọn bởi CIDA là tỉnh được ưu tiên đầu tư. Kế hoạch hiện tại

    của CIDA là hỗ trợ tỉnh trong công tác giảm nghèo, tập trung vào cải thiện môi

    trường thuận lợi cho đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và sản xuất nông

    nghiệp. Dự án Nâng cao Đời sống với mục đích “Cải thiện đời sống và năng lực

    sản xuất của người nghèo nông thôn, đặc biệt là phụ nữ, người Khmer và nông

    dân nghèo không đất ở Trà Vinh bằng các hoạt động phát triển nông thôn, nông

    nghiệp và phi nông nghiệp để giảm nghèo”, được tiến hành từ năm 2004 và dự

    kiến sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2010. Dự án đã để lại nhiều bài học quý báu

    trong công tác quản lý và triển khai các quỹ hỗ trợ phát triển.

    Nhìn chung, dự án đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập, nâng cao

    hiểu biết về cách thức quản lý chi tiêu, tiết kiệm của các hộ nông dân nghèo vùng

    sâu, phát triển các vùng nông nghiệp có sự nghiên cứu hợp lý, bên cạnh việc tăng

    cường năng lực hoạch địch và quản lý của các bộ địa phương trong các kế hoạch

    và chính sách.

    Tổng kết những thành quả của công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập

    và tạo việc làm của dự án, từ đó đề xuất những biện pháp cải thiện đời sống

    người dân địa phương nói chung và đồng bào Khmer nói riêng trong thời gian

    sắp tới là những mục tiêu cơ bản của đề tài “Phân tích mức độ đóng góp của dự

    án Nâng cao Đời sống đến thu nhập c ủa người Khmer tỉnh Trà Vinh”.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Phân tích tác động của dự án NCĐS đến đời sống của người dân Khmer

    tỉnh Trà Vinh, từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao đời sống của đồng bào

    Khmer tại địa phương khi dự án kết thúc.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Phân tích thực trạng về thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh trong

    vùng dự án trong thời gian qua.

    - Phân tích tác động của dự án đến thu nhập của người Khmer Trà Vinh.

    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập người Khmer tỉnh Trà

    Vinh sau khi dự án kết thúc.

    1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định

    - Giả thuyết 1: Việc tham gia dự án có tác động đến thu nhập và các hoạt

    động tạo thu nhập của những hộ Khmer tham gia.

    - Giả thuyết 2: Mức tăng thu nhập của những hộ Khmer trong dự án cao

    hơn những hộ Khmer ngoài dự án.

    - Giả thuyết 3: Các yếu tố đưa vào mô hình có tác động đến thu nhập của

    người Khmer tham gia dự án tỉnh Trà Vinh.
    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

    - Thực trạng về thu nhập và các hoạt động tạo thu nhập của người Khmer

    tỉnh Trà Vinh thời gian qua như thế nào?

    - Dự án tác động như thế nào đến thu nhập và các hoạt động tạo thu nhập

    của người Khmer tỉnh Trà Vinh?

    - Giải pháp nào nâng cao thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh?

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.4.1. Giới hạn không gian

    Đề tài tập trung nghiên cứu về đời sống người Khmer tỉnh Trà Vinh. Số

    liệu thu thập trong đề tài chủ yếu là tình hình trong năm 2009 - 2010 của các địa

    phương có hộ gia đình tham gia dự án NCĐS.

    1.4.2. Giới hạn về thời gian

    Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010

    1.4.3. Giới hạn về nội dung:

    Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về thu nhập của người

    Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua, đánh giá tác động của dự

    án đối với các hộ Khmer trong và ngoài dự án NCĐS, cụ thể là tác động của hợp

    phần 2 (tạo thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn) và hợp phần 3 (nâng cao

    năng lực khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật), từ đó đề xuất một số

    giải pháp nâng cao thu nhập của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.

    1.4.4. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ Khmer tham gia dự án NCĐS và

    một số hộ lân cận ngoài dự án thuộc 20 xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thuộc vùng

    dự án được triển khai.

    1.5. LưỢC KHẢO TÀI LIỆU

    - Kế hoạch thực hiện dự án Nâng cao Đời sống tỉnh Trà Vinh (2005). Bản

    kế hoạch trình bày chi tiết bối cảnh, mục đích dự án, vùng mục tiêu và chiến lược

    thực hiện dự án cụ thể trong giai đoạn 2005 – 2010.

    - Nguyễn Phú Son (2004). “Đánh giá tác động của các chương trình viện

    trợ nước ngoài đến hoạt động xóa đói giảm nghèo tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí

    Nghiên cứu khoa học, số 2004 24-31, Đại học Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu:

    phân tích tác động của dự án đến công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Trà Vinh, từ
    đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa tính tham gia của cộng đồng,

    đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương, củng cố và gia tăng khâu

    giám sát trong quá trình thực thi dự án để phát huy hơn nữa lợi ích của các

    chương trình viện trợ này.

    - Nguyễn Ngọc Đệ (2003). “The Khmer Ethnic Minority In Mekong Delta”,

    Mekong Poverty Report, AusAID. Phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả,

    phân tích so sánh và phương pháp chuyên gia. Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu

    các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo của cộng đồng người Khmer ở

    Đồng Bằng Sông Cửu Long từ đó xác định những cơ hội và thách thức cho việc

    phát triển kinh tế và nâng cao đồi sống trong cộng đồng này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...