Luận Văn Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1:Tổng Quan: 1
    1. Cơ sở hình thành đề tài .1
    2. Mục tiêu nghiên cứu .2
    3. Phương pháp nghiên cứu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 2
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết: 3
    2.1. Khái niệm đòn bẩy .3
    2.2. Các khái niệm cơ bản liên quan: 4
    2.3. Ảnh hưởng của cách tính chi phí đối với đòn bẩy hoạt động .7
    2.4. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động 8
    2.4.1. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động .8
    2.4.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động .8
    2.4.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp 10
    2.5. Ý nghĩa của độ bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính .11
    2.6. Phương thức đo lường rủi ro .11
    2.7. Giải pháp quản lý chi phí 12
    2.8. Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên II .12
    Chương 3: Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro: .20
    3.1. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận 20
    3.1.1. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận (sp Clinker) 21
    3.1.1.1. Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động 21
    3.1.1.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động .23
    Bảng 3: Bảng ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới EBIT: 23
    3.1.2. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động: 25
    3.1.3 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động (sp Xi măng) 29
    3.1.3.1. Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động: .29
    3.1.3.2. Đo lường tác động của DOL lên lợi nhuận 30
    3.1.4. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động .32
    3.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên rủi ro của công ty .34
    3.2.1. Đối với sản phẩm Clinker 34
    3.2.2. Đối với sản phẩm Xi măng 36
    3.3. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động 39
    Chương 4: Giải pháp và kiến nghị .41
    4.1. Giải pháp cho việc sử dụng và quản lý chi phí: .41
    4.2. Một số kiến nghị: .45
    PHẦN KẾT LUẬN 49
    DANH MỤC BIỂU BẢNG
    Tên bảng
    Bảng 1: Kết cấu chi phí (sp Clinker) .20
    Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí (sp Clinker) .20
    Bảng 3: Bảng ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới EBIT (sp Clinker): 23
    Bảng 4: Mức độ tác động của từng nhân tố trong %EBIT (sp Clinker) 24
    Bảng 5: Bảng tỷ lệ kết cấu chi phí giữa các năm (sp Clinker) 25
    Bảng 6: Bảng kết cấu chi phí (sp Clinker) 27
    Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí (sp Xi măng) .27
    Bảng 8: Bảng ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới EBIT (sp Xi măng) .30
    Bảng 9: Mức độ tác động của từng nhân tố trong %EBIT (sp Xi măng) 31
    Bảng 10: Bảng tỷ lệ kết cấu chi phí giữa các năm (sp Xi măng) 32
    Bảng 11: Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất (sp Clinker) .34
    Bảng 12: Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất (sp Xi măng) .36
    Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
    Chương 1:
    TỔNG QUAN
    1. Cơ sở hình thành đề tài:
    Ngày nay việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một bước đi chiến lược tất yếu và
    cũng là con đường mà tất cả các nước muốn xây dựng một nền kinh tế công nghiệp hiện
    đại đều phải hướng tới. Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mang lại
    cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội phát triển nhưng song hành với nó
    cũng là hàng loạt các thách thức to lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong số đó phải kể đến rủi
    ro kinh doanh, đây là loại rủi ro có tác động lớn đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho
    Doanh Nghiệp và cho chủ sở hữu.
    Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng suất kinh doanh. Rủi ro kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định. Vì thế mà các nhà quản trị thường quan tâm chủ yếu tới ảnh hưởng của kết cấu chi phí (tỷ trọng của từng loại chi phí bất biến và chi phí khả biến chiếm trong tổng chi phí) đối với mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, người ta đầu tư chi phí cố định với hy vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). Đó chính là tác động của đòn cân định phí đối với lợi nhuận hoạt động, xuất phát từ việc sử dụng những chi phí hoạt động cố định.
    Đòn bẩy - với ý nghĩa thông thường là: công cụ cho ta thấy rằng chỉ cần một lực nhỏ cũng có thể làm di chuyển một vật có khối lượng lớn.
    Trong kinh doanh: người ta hiểu đòn bẩy kinh doanh (đòn bẩy hoạt động) của doanh
    nghiệp chính là: việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi cho doanh
    nghiệp và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên đòn bẩy trong kinh
    doanh là con dao hai lưỡi, vì nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại
    lợi nhuận lên gấp bội lần, ngược lại nếu hoạt động của của doanh nghiệp không tốt thì
    đòn bẩy cũng khuếch đại làm cho doanh nghiệp thua lỗ bội lần.
    Nhận thức được tầm quan trọng, và vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với doanh nghiệp, trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: “ Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên 2”, Qua việc tìm hiểu tình hình biến động của chỉ số đòn bẩy hoạt động, phân tích các yếu tố có ảnh hưởng lớn, quyết định đến đòn bẩy hoạt động, đề tài sẽ đưa ra giải pháp để khắc phục những điểm yếu cũng như phát huy những mặt tích cực của việc quản lý chi phí ở công ty. Từ đó, có thể giúp công ty đạt được hiệu quả hơn trong việc sử dụng chi phí của mình, tránh gây sự lãng phí trong việc sử dụng chi phí. Và hơn thế nữa, là để đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
    SVTH: Nguyễn Thị Vân T rang 1
    Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Qua việc tìm hiểu, phân tích đòn bẩy hoạt động của công ty trong ba năm gần đây, từ đó thấy được tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro.
    Sau đó đưa ra giải pháp quản lý và sử dụng chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo cáo tài chính, bảng tổng hợp giá thành từng sản phẩm, các sổ sách chứng từ khác tại công ty. Phỏng vấn các nhân viên của công ty.
    Ngoài ra còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện thông tin như: sách, báo, internet, Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh liên hoàn các số liệu, tỷ số đòn bẩy hoạt động, đồng thời liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Các chức năng kinh doanh cơ bản của Công ty Xi Măng Hà Tiên 2 bao gồm nhiều lĩnh vực: Sản xuất và kinh doanh Clinker, xi măng, khai thác đất sỏi đá, kinh doanh vận tải thuỷ (xà lan). Chính vì vậy sẽ có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và rủi ro của công ty.
    Ở đây chỉ xem xét tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của 2 sản phẩm chính của công ty là: sản phẩm Clinker và Xi măng. Nhà máy được khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 1964, với mục tiêu đo lường và xác định mức độ tác động của đòn bẩy, cũng như đưa ra giải pháp quản lý chi phí nên Tôi sẽ tập trung nghiên cứu vào vấn đề chi phí của công ty Xi Măng Hà Tiên II như: tình hình kết cấu chi phí, độ lớn đòn bẩy hoạt động, ảnh hưởng của đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty, đưa ra giải pháp sử dụng chi phí.
    Số liệu phân tích sẽ được thu thập qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Đây là 3 năm sẽ có nhiều biến động khi nhà máy chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần từ 24-3-2008, và việc công ty đã thực hiện thành công đề tài đốt than thử nghiệm cho lò nung số 3 trong năm 2007 .
    Do không có số liệu ngành nên không so sánh được chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động của công ty với các công ty tương xứng cùng ngành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...