Tiểu Luận Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Đề Bài:
    Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


    A/ Mục lục:
    B/Lời mở đầu
    C/ Phân tích đòn bẫy ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, bất động sản.
    I/ Thị trưởng bất động sản
    II/ Thị trường chứng khoán
    D/ Phân tích tác động của đòn bẫy đến chính sách tài trợ doanh nghiệp.
    1.Đòn bẫy hoạt động và một số chỉ tiêu
    2.Đòn bẫy tài chính và một số chỉ tiêu
    E/ Thực tiễn
    I/ Giới thiệu sơ lược về công ty Cao Su Đà Nẵng (DRC)
    II/ Phân tích việc sử dụng đòn bẩy của Công Ty Cao Su Đà Nẵng (DRC)
    F/Kết luận.

    B.Lời Mở Đầu

    Mặc dù không ai muốn nhưng trên thực tế rủi ro vẫn cứ luôn song hành trong cuộc sống nói chung và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp. Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện các nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn cho nên đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính toán, lựa chọn những giải pháp cho một vấn đề, phương án thực hiện cho một công việc dự định. Để có lựa chọn tốt nhất, người ta sẽ phải so sánh mục tiêu mong muốn sao cho với chi phí bỏ ra thấp nhất trong thời gian cho phép nhưng đạt được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa với việc hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
    Vấn đề đặt ra là để làm được điều này, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải thật am hiểu những vấn đề cơ bản và mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các yếu tố: đòn bẩy, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, điểm hòa vốn, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh, độ nghiêng đòn bẩy tài chính, độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp Thông qua phân tích tác động qua lại giữa các yếu tố trên, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng đắn nhất kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra điểm tựa làm đòn bẩy doanh lợi lên cao, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp thích hợp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang lại.
    Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề hết sức lý thú và hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều người cả trong lý luận lẫn thực tiễn.
    C. Phân tích đòn bẫy ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, bất động sản
    Xét về bản chất, hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính có thể hiểu là việc sử dụng vốn vay (thay vì vốn tự có) để đầu tư sinh lời và được tính trên số vốn vay/tổng tài sản. Đứng trên quan điểm như vậy, đòn bẩy tài chính có thể được thực hiện trên cả góc độ đầu tư vào các tài sản (chứng khoán, vàng, bất động sản) và góc độ doanh nghiệp (sử dụng vốn vay để tăng cường hiệu quả hoạt động của mình).
    Trong năm 2009,một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng đòn bẩy là chi phí vốn vay trở nên rất thấp sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 8%. Chính sách hỗ trợ lãi suất thậm chí đưa chi phí vốn của những doanh nghiệp được vay ưu đãi xuống mức chỉ còn 6%/năm. Chi phí thấp khiến cho rủi ro đối với sử dụng đòn bẩy thấp hơn (do số lãi phải trả khi tất toán là thấp hơn) và điều này đã dẫn tới việc công cụ này được sử dụng phổ biến.
    I/ Thị trường bất động sản:
    Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của giới đầu tư tại Việt Nam đã là khá phổ biến với hoạt động đầu tư bất động sản trong những năm qua, đặc biệt là khu vực phía Nam .Thực tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...