Luận Văn Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quâ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 24/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Tổng quan về đề tài
    1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

    Cụm từ liên tục được nhắc đến như: “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ”, “Việt Nam nên tiếp tục thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát'”, Bình ổn kinh tế không chỉ dựa vào thắt chặt tiền tệ”, “Chính sách tiền tệ đã “phanh” quá gấp” .đã phản ánh phần nào mức độ quan trọng của chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Cùng với chính sách tài khóa, nó là công cụ chủ yếu giúp điều tiết cung, cầu tiền trong lưu thông, từ đó tác động tới các chỉ số khác như lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là chính sách lãi suất.
    Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ đi sâu phân tích chính sách lãi suất. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu . là công cụ chủ yếu giúp thực thi chính sách lãi suất. Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế khống chế lãi suất. Nhà nước không ấn định các mức lãi suất, mà quy định các mức lãi suất trần, lãi suất sàn tạo thành khung giới hạn để trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh. Điểm qua diễn biến lãi suất phải kể đến thời điểm 11/6/2008, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được tăng từ 12% năm lên 14%/năm. Trong khi đó, ngày 19/5/2008, Ngân hàng Nhà nước đã tăng mạnh lãi suất cơ bản từ mức 8,75% một năm lên 12%. Ngay sau khi nâng mức lãi suất cơ bản, các NHTM và quốc doanh đồng loạt nâng lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động liên tiếp lập “đỉnh”. Với mức lãi suất này, cùng với tác động khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp và người dân là việc điều hành chính sách lãi suất cần kịp thời, linh hoạt và đặc biệt tránh đưa ra một cách đột ngột, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.
    Về thị trường liên ngân hàng, việc cho vay và huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng có tác dụng điều hoàn cung cầu nguồn vốn, tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Có thời điểm ghi nhận mức lãi suất lên tới 30%, 43%, cao gấp 2-3 lần mức lãi suất tái cấp vốn mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng với các Ngân hàng Thương mại (NHTM).
    Trong những tháng đầu năm 2009, có rất nhiều tranh luận trong việc bỏ lãi suất cơ bản, thực thi cơ chế lãi suất thỏa thuận. Sự nóng lên của lãi suất và doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cho thấy cùng với đà tăng trưởng kinh tế, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng mạnh, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng cũng biến đổi theo.
    Vậy chính sách lãi suất có tác động như thế nào, tác động trên những phương diện gì của hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và trường hợp cụ thể là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội? Nhận thấy tầm qua trọng của chính sách lãi suất, tôi xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...