Chuyên Đề Phân tích SWOT Nền kinh tế Việt Nam: câu chuyện thành công hay lưỡng thể bất thường?

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường?

    Một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 1

    David Dapice, Giáo sư Đại học Tufts và Học giả Cao cấp tại Chương trình Việt Nam, Trường Kennedy.

    Bối cảnh

    Nhiều người đã ca ngợi Việt Nam là một thành công. Đại diện trước đây của Ngân hàng Thế

    giới tại Việt Nam, cùng với Giáo sư Joseph Stiglitz và nhiều quan chức tại Hà Nội đã nêu

    nhiều chỉ số phản ánh sự thành công: tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch là 7%, tình hình xuất

    khẩu lành mạnh, có những tiến bộ về giảm nghèo, các chỉ số xã hội được cải thiện và lạm phát

    thấp. Việt Nam hiện là nước nhận vốn vay lớn thứ hai của Ngân hàng Thế giới – một dấu hiệu

    cho thấy Việt Nam có cơ chế quản lý tốt và các triển vọng khả quan. Quả là trong 4 tháng đầu

    của năm 2003, xuất khẩu đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước! Số lượng khách du lịch

    nước ngoài gần đạt tới con số 3 triệu và Việt Nam đang có nhiều thuận lợi do có ít rủi ro xảy

    ra khủng bố và do Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ (BTA). (Mặc dù cá da

    trơn phải chịu mức thuế bảo hộ, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng từ 1 tỷ USD

    năm 2001 lên 2,4 tỷ USD năm 2002). Việt Nam dường như đang tránh được những tác động

    lâu dài của dịch bệnh SARS. Việt Nam có thể là một trong số những nền kinh tế “bình

    thường” có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2003. Chắc chắn rằng đó là những

    thành công.

    Một số người thì lại có thái độ thận trọng và lập luận rằng mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã

    tăng trưởng nhanh, vẫn có một số xu hướng đáng lo ngại. Dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước

    ngoài (FDI) chảy vào hiện chỉ ở mức khiêm tốn so với thập niên 90 cũng như so với Trung

    Quốc. Trong bảng xếp hạng về mức độ tham nhũng cũng như nhiều xếp hạng quốc tế khác, vị

    trí của Việt Nam không được tốt. Vốn đầu tư cần có để tạo ra 1% tăng trưởng GDP đã tăng

    lên nhiều - điều này cho thấy việc phân bổ đầu tư còn rất thiếu hiệu quả. Những cải cách tài

    chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn ỳ ạch. Những chuẩn bị cho việc tham

    gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì chựng lại; việc chậm trễ gia nhập tổ chức này sẽ

    làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Những tiến bộ về công nghệ thông tin và giáo dục

    thua xa Trung Quốc. Sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn là rất lớn và lại

    đang tăng, từ đó có thể tạo ra tình trạng di dân lớn vào các thành phố vốn không đủ cơ sở hạ

    tầng để tiếp nhận số dân cư mới này. Chắc chắn đây là những lý do để người ta lo ngại.

    Một cách làm phổ biến trong kinh doanh là tiến hành phân tích “SWOT.” Đó là xem xét Điểm

    mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) của

    một doanh nghiệp. Bài viết sẽ áp dụng phương pháp SWOT ở mức độ sơ khởi để phân tích

    nền kinh tế Việt Nam. Trước khi tiến hành phân tích, xin được mở rộng chủ đề một chút để đề

    cập tới thuật ngữ “lưỡng thể” (dualism).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...