Tiểu Luận Phân tích sự tác động của yếu tố chính trị đến quản lý công. Liên hệ thực tiễn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành, giữ, sử dụng hay chi phối quyền lực nhà nước (QLNN). QLNN bao gồm ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Theo thuyết phân quyền thì ba quyền này có sự phân chia và chế ước lẫn nhau. Trong xã hội tồn tại giai cấp, giai cấp thống trị là giai cấp có quyền lực chính trị ( QLCT ) cao nhất sẽ lãnh đạo chính trị đối với xã hội dựa vào sức mạnh của bộ máy nhà nước, là công cụ thực hiện ý chí của giai cấp thống trị hoặc của toàn thể nhân dân.
    QLCT là quyền lực cao nhất trong tất cả các hình thức quyền lực tồn tại trong xã hội có giai cấp. QLCT là khả năng của một giai cấp, một liên minh giai cấp hay một tập đoàn xã hội hướng đến việc giành, giữ, sử dụng hay chi phối quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể đó. QLCT ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai cấp trong xã hội, nhưng các chế độ xã hội có bản chất khác nhau thì QLCT cũng sẽ hiểu khác nhau. Song, dù chế độ xã hội nào thì QLCT cũng biểu hiện trên các đặc điểm cơ bản sau :
    Một là QLCT bao giờ cũng mang tính giai cấp. Hình thức tổ chức quyền lực chính trị có thể là thế chế chính trị chỉ một giai cấp hoặc của sự liên minh giữa các giai cấp hay của nhân dân. Nhưng thực chất của quyền lực đó bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định, giai cấp thực thụ cầm quyền (đây là đặc điểm hết sức khác nhau giữa quyền lực chính trị và quyền lực xã hội);
    Hai là QLCT biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất nhưng trong quan hệ nội tại thường hàm chứa sự khác biệt và thậm chí chứa đựng mâu thuẫn đối kháng;
    Ba là sức mạnh của QLCT là sức mạnh của giai cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...