Luận Văn Phân tích sự sẵn sàng tham gia thương mại Điện tử về mặt luật pháp của Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích sự sẵn sàng tham gia TM Điện tử về mặt luật pháp của VN




    LỜI MỞ ĐẦU

    Hiện nay , thương mại điện tử ( TMĐT ) đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới , đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển .Sự phát triển của TMĐT một mặt là kết quả của xu hướng tất yếu quá trình “ số hoá “ toàn bộ hoạt động của con người . Mặt khác , là kết quả của các nỗ lực chủ quan từng nước , đặc biệt là vấn đề tạo môi trường pháp lý , chủ trương chính sách cho nền kinh tế “ số hóa “ nói chung và TMĐT nói riêng .
    Năm 1991 , trên toàn cầu mới có 31 nước nối vào mạng Internet , tới giữa năm 1997 đã có tới 179 nước . Theo dự báo gần nhất , số người sử dụng Internet trên toàn cầu sẽ lên đến 350 triệu người và năm 2005 sẽ lên đến khoảng 1 tỷ người . Lợi ích của TMĐT rất lớn , cụ thể TMĐT giúp cho người tham gia thu được những thông tin phong phú về thị trường và đối tác , giảm chi phí bán hàng , tiếp thị và giao dịch ; tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng ; tạo điều kiện mở rộng quy mô và công nghệ sản xuất ; giúp các nước sớm chuyển sang kinh tế số hoá , kinh tế tri thức ( thay cho kinh tế vật thể ) như 1 xu thế tất yếu không thể đảo ngược và bằng cách đó các nước đang phát triển có thể tạo được 1 bước nhảy vọt .
    Ở Việt Nam , mối quan tâm đến TMĐT ngày càng gia tăng trong bối cảnh TMĐT đã bắt đầu triển khai trên phạm vi toàn thế giới . Song môi trường thực tế cho TMĐT ở nước ta còn chưa hình thành đầy đủ , nói đúng hơn là đang trong quá trình hình thành .Việt nam nối kếta mạng toàn cầu chậm , đến tháng 11/1997 mới chính thức nối mạng Internet , cho tới năm 1999 mới có khoảng 17.000 thuê bao và con số này vào năm 2000 vào khoảng 100 nghìn .Tuy tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây nhưng nền công nghệ tính toán của Việt nam vẫn còn rất nhỏ bé , đặc biệt là công nghệ phầm mềm ít phát triển . Tỷ lệ sử dụng Internet trên 1 nghìn người dân chỉ đạt 0,02 ( bằng 1/10 của Brunay ) Một số cơ quan , doanh nghiệp nối mạng Internet nhưng hiệu quả sử dụng thấp . Vì vậy , để triển khai TMĐT ở nước ta , cần phải tiến hành nhiều biện pháp ,nhanh chóng tạo lập môi trường cho TMĐT , đặc biệt là môi trường pháp luật .

    PHÁP TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM
    I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ TMĐT
    1. TMĐT là gì ?

    TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại hay nói cách khác là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điển tử mà không cần in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch .
    Theo đạo luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban liên hiệp quốc tế về luật thương mại quốc tế thì thuật ngữ “ Thương mại “ được hiểu theo nghĩa rộng , bao quát các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng . Thương mại trong TMĐT không chỉ là buôn bán hàng hoá , dịch vụ theo cách hiểu thông thường mà bao quát phạm vi rộng hơn nhiều , do đó áp dụng TMĐT sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết các hoạt động kinh tế .Theo ước tính , TMĐT có trên 1300 lĩnh vực áp dụng , trong đó buôn bán hàng hoá chỉ là 1 lĩnh vực ứng dụng .
    TMĐT sử dụng các phương tiện cơ bản như : máy điện thoại , máy fax , truyền hình , các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử , các mạng nội bộ ( intranet ) , mạng ngoại bộ ( extranet ) và mạng toàn cầu ( internet ) .Nền tảng của TMĐT là internet và phương tiện truyền thông hiện đại ( vệ tinh viễn thông cáp , vô tuyến , các khí cụ điện tử ) .
    Các hình thức hoạt động của TMĐT gồm : thư tín điện tử ( e – mail ) , thanh toán điện tử ( electronic payment ), trao đổi dữ liệu điện tử ( EDI ), giao gửi số hoá các dung liệu , bán lẻ hàng hoá hữu hình .
    2. Lợi ích của TMĐT
    Giúp người sử dụng nắm được thông tin phong phú ( đặc biệt khi sử dụng Internet , Web )
    Giảm chi phí sản xuất
    Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
    Giảm chi phí giao dịch
    V Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác
    V Tạo điều kiện sớm tiếp cận “ kinh tế số hoá “ .
     
Đang tải...