Chuyên Đề Phân tích sự khác biệt về vă hóa xã hội tại Pháp – Đánh giá cơ hội và thách thức cho kinh doanh quốc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP 4
    2. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA PHÁP
    2.1 Ngôn ngữ 6
    2.2 Tôn giáo . 7
    2.3 Giá trị và thái độ . 8
    2.4 Thói quen và cách ứng xử . 9
    2.5 Văn hóa vật chất . 11
    2.6 Nghệ thuật . 13
    2.7 Ẩm thực . 17
    2.8 Giáo dục . 19
    3. MÔ HÌNH BỐN KHÍA CẠNH VĂN HÓA CỦA PHÁP . 20
    So sánh bốn khía cạnh giữa Việt Nam và Pháp . 24
    4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI PHÁP
    4.1 Sơ lược về ngành 25
    4.2 Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam 26
    4.3 Những thách thức đặt ra cho các nhà đầu tư 28
    1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC PHÁP


    Quốc kỳ Pháp
    ❖ Vị trí địa lý: Pháp là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm ở Tây Âu cùng một số lãnh thổ hải ngoại tại Nam Mỹ, biển Caribe, Bắc Mỹ, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và châu Nam Cực.
    ❖ Diện tích: 550 000 km2, là đất nước lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích của
    Cộng đồng Châu Âu) với một khu vực lãnh hải rộng lớn (các khu vực khai thác kinh tế trải dài trong khoảng 11 triệu km2).
    ❖ Dân số: 64.300.000 người.
    ❖ Địa hình:
    Đồng bằng: chiếm 2/3 tổng diện tích.

    Những dãy núi chính: dãy Alpes (nới có đỉnh núi Mont-Blanc là đỉnh núi cao nhất phía Tây Âu - 4807 m), dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et Vosges.
    Bờ biển: Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc, biển Manche, Đại tây dương và Địa trung hải)
    ❖ Khí hậu: mùa đông mát mẻ và mùa hè ôn hoà, nhưng dọc vùng biển Địa Trung Hải
    mùa đông ôn hoà và mùa hè nóng; thường có gió mạnh, lạnh, khô, thổi từ phía bắc sang tây bắc được gọi là gió mixtran.
    ❖ Môi trường:
    Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp với diện tích sử dụng lên đến 48 triệu héc ta, chiếm khoảng 82% lãnh thổ
    Rừng rậm chiếm 26% lãnh thổ, xếp vị trí thứ 3 của cộng đồng Châu Âu sau Thụy


    Điển và Phần Lan.


    Nhằm gìn giữ và khôi phục giá trị di sản thiên nhiên, Chính phủ Pháp đã xây dựng:


    ã 7 công viên quốc gia.
    ã 132 khu bảo tồn thiên nhiên.
    ã 463 khu bảo vệ sinh cảnh.
    ã 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên hải.
    ã 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnh thổ
    Vị trí của Pháp trên bản đồ thế giới
    2. NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA PHÁP
    2.1 Ngôn ngữ
    Một trong những báu vật của nước Pháp chính là ngôn ngữ chính thức của họ - tiếng Pháp. Nhiều người tin vào vẻ đẹp của tiếng Pháp và ủng hộ việc gìn giữ sự thuần khiết của nó. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ của những người nhập cư cũng được sử dụng tại Pháp: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Ả rập Maghreb, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Việt, và tiếng Khmer cũng thường được sử dụng.


    Theo một nghiên cứu của Eurobarometer thực hiện năm 2005, 45% người Pháp có thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ nước ngoài, đặc biệt tại các thành phố lớn và các vùng biên giới như Pyrénées, Alsace, hay Alps.


    Tiếng Pháp thuộc nhóm ngôn ngữ Roman, có quan hệ rất gần với ngữ hệ Latin. Tiếng Pháp là một ngôn ngữ lớn, được hơn 136 triệu người trên thế giới sử dụng như là tiếng mẹ đẻ và được 29 quốc gia dùng làm ngôn ngữ chính thức. Cộng đồng nói tiếng Pháp hiện nay có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ.


    Vì được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nên người Pháp rất tự hào về ngôn ngữ của họ. Tuy đa số người Pháp làm trong lĩnh vực kinh doanh đều có thể nói được tiếng Anh, nhưng nếu nói được tiếng Pháp thì bạn sẽ được đối tác xem là khách quý ngay. Tuy nhiên, nếu tiếng Pháp của bạn không được tốt thì bạn nên sử dụng người phiên dịch và xin thứ lỗi về sự thiếu sót của bạn. Bởi vì người Pháp rất nhạy cảm khi bạn sử dụng sai ngôn ngữ của họ.


    Khi nói tiếng Pháp, nên chú ý đến cách sử dụng đại từ nhân xưng, bạn nên sử dụng “vous” (bạn) thay cho “tu”, trừ khi được yêu cầu. “Madame” là cách dùng lịch thiệp dành cho phụ nữ và “Monsieur “ dành cho nam giới. Một điều nữa cần chú ý là khi đặt tên cho thương hiệu hay sản phẩm của mình, cũng như khi thực hiện kế hoạch quảng bá, bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh dùng phải những từ nhạy cảm, mang ý nghĩa không tốt hoặc đi ngược

    lại hình ảnh của thương hiệu, của công ty. Ví dụ như không nên dùng tên “Balourd” để đặt cho nhãn hàng giày da dành cho nam giới vì nó có nghĩa là vụng về, cục mịch, chắc chắn rằng không một quý ông Pháp nào muốn mang một thứ như thế trên người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...