Luận Văn Phân tích sự khác biệt của một số phương pháp luận áp dụng trong đánh giá trình độ công nghệ tại Việ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Nghiên cứu nhằm phân tích và so sánh một số phương pháp luận đánh giá
    trình độ công nghệ (ĐGTĐCN) một số ngành công nghiệp đã và đang được áp dụng tại Việt
    Nam. Trong đó nghiên cứu đề cập đến một hướng đánh giá khả thi, phù hợp với bối cảnh
    ĐGTĐCN tại Gia Lai nói riêng và Việt Nam nói chung, thông qua việc khảo sát đánh giá trình
    độ công nghệ (TĐCN) một số ngành công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
    Từ khóa: Đánh giá trình độ công nghệ, so sánh phương pháp, Việt Nam.
    1. GIỚI THIỆU
    Kể từ cuộc cách mạng KHCN thế kỷ 18 ở châu Âu, công nghệ đã luôn chứng minh vai trò
    quan trọng trong việc tạo ra một môi trường sống đầy đủ, tiện nghi hơn. Để xây dựng chính
    sách KHCN một vùng, một quốc gia ở tầm vĩ mô hay một chiến lược cạnh tranh của công ty
    tầm vi mô, một trong những bước quan trọng chính là ĐGTĐCN của vùng/ ngành/ công ty.
    Trong đó, phương pháp ĐGTĐCN được đề cập trong khá nhiều tài liệu trong và ngoài nước.
    Tài liệu hiện được các nhóm đánh giá tham khảo nhiều nhất là Phương pháp ĐGTĐCN của tổ
    chức Atlat (1989) đã được Bộ Khoa học Công nghệ dịch ra tiếng Việt (1997), và Các chỉ tiêu
    ĐGTĐCN (1989). Bộ chỉ tiêu này đó đã được chỉnh sửa nhiều lần theo tinh thần của Phương
    pháp Atlat, đề cao hơn vai trò của “phần mềm” gồm con người, thông tin và tổ chức. Phiên
    bản chỉnh sửa gần nhất là thông tư “Hướng dẫn ĐGTĐCN sản xuất” (2004), được các đề tài
    tham khảo khi xây dựng hệ tiêu chí, sau khi lựa chọn phương pháp luận phù hợp.
    Dù vậy, các nhóm chỉ thống nhất ở điểm chính là ĐGTĐCN theo 4 thành phần: Thiết bị
    (T), Con người (H), Thông tin (I) và Tổ chức (O). Các tiêu chí và thang đo hầu như không
    thống nhất, thậm chí cách tổng kết điểm thành phần để có điểm TĐCN chung cũng khác nhau,
    dẫn đến một vấn đề mà các đơn vị đặt hàng (về ĐGTĐCN) và nhóm đánh giá quan tâm: liệu
    kết quả đánh giá theo các phương pháp khác nhau có khác biệt quá lớn không? Kết quả các
    phương pháp có thể qui đổi để so sánh với nhau không? Do đó, bài báo này nhằm làm sáng tỏ:
    ã Có những khác biệt nào giữa các phương pháp luận? Mức độ phù hợp của từng
    phương pháp trong bối cảnh đánh giá, từ đó nêu lên:
    ã Hướng đánh giá như thế nào là phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu?
    Các phương pháp được phân tích là phương pháp của Sở KH-CN Tp. HCM (“ĐGTĐCN
    các ngành công nghiệp trên địa bàn Tp. HCM”, 2005), phương pháp của trung tâm CRC – ĐH.
    Bách khoa Hà Nội (“Điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công
    nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, 2005 và “Điều tra, ĐGTĐCN sản xuất và đề xuất giải pháp
    cải tiến, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần trên địa bàn
    tỉnh Quảng Bình”, 2005) và phương pháp của khoa Quản lý Công nghiệp – ĐH. Bách khoa
    Tp. HCM (“ĐGTĐCN một số ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Quận 8”, 1997 và
    “ĐGTĐCN một số ngành công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, 2005 và
    “ĐGTĐCN một số ngành công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, 2006).
    Science & Technology Development, Vol 10, No.08 - 2007
    Trang 104
    2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    ã Xem xét và phân tích sự khác biệt giữa các phương pháp luận về qui trình thực hiện,
    phương pháp chuyên gia, phương pháp tính điểm công nghệ và hệ tiêu chí đánh giá.
    ã Xác định mức độ phù hợp của phương pháp với bối cảnh nghiên cứu dựa trên phỏng
    vấn thử nghiệm, phỏng vấn chuyên gia đã tham gia các đề tài khác.
    ã Từ kết quả phân tích, phương pháp đề xuất trong “ĐGTĐCN một số ngành công
    nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai” được áp dụng khảo sát các doanh nghiệp thuộc
    6 ngành công nghiệp chính của tỉnh. Sau đó, kết quả này được đánh giá lại bằng
    phương pháp thực nghiệm để chứng minh tính phù hợp của phương pháp áp dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...