Báo Cáo Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến việc lựa chọn thị trường mục tiêu và chính

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 2
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết:
    1.1) Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing 3
    1.2) Chính sách sản phẩm 4
    Chương 2: Giới thiệu chung về công ty Kinh Đô và sản phẩm bánh Trung thu
    2.1) Giới thiệu chung về công ty Kinh Đô 6
    2.2) Giới thiệu chung sản phẩm bánh Trung thu Kinh Đô 6
    Chương 3: Chính sách sản phẩm của công ty Kinh Đô.
    3.1) Thị trường mục tiêu của sản phẩm bánh Trung thu Kinh Đô 7
    3.2) Chính sách sản phẩm 8
    3.2.1) Chính sách thiết lập chủng loại và cơ cấu sản phẩm .9.
    3.2.2) Chính sách chất lượng sản phẩm 10
    3.2.3) Chính sách nhãn hiệu và bao gói sản phẩm 11
    3.2.4) Chính sách sản phẩm mới .13
    3.2.5) Chính sách dịch vụ hỗ trợ sản phẩm .14

    Chương 4: Tổng kết.
    4.1) Thành công .15
    4.2) Thách thức 15
    4.3) Ý kiến đề xuất biện pháp khắc phục 15













    LỜI NÓI ĐẦU:

    Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngừng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, Kinh Đô đã gặt hái được không ít thành công, góp phần đưa ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung lên một tầm cao mới và sản phẩm chúng ta không thể không kể đến đó chính là bánh trung thu Kinh Đô. Nhờ đâu mà Kinh Đô nói chung và bánh trung thu Kinh Đô nói riêng có được những thành công đó? Để góp phần trả lời cho câu hỏi lớn vừa nêu, nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến việc lựa chọn thị trường mục tiêu và chính sách sản phẩm của công ty Kinh Đô” .Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích đi đến những đánh giá về mặt thành công, hạn chế của các chính sách sản phẩm, nhóm đưa ra một vài ý kiến đề xuất giải quyết những vấn đề hạn chế đã nêu góp phần giúp bánh trung thu Kinh Đô giữ vững vị thế, không ngừng lớn mạnh và Kinh Đô sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh của Việt Nam.



















    Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
    1.1) Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing.
    1.1.1) Môi trường vi mô:
    - Nhà cung cấp.
    - Công ty.
    - Trung gian marketing.
    - Đối thủ cạng tranh.
    - Công chúng trực tiếp.
    - Khách hàng.
    1.1.2) Môi trường vĩ mô:
    - Văn hóa.
    - Chính trị pháp luật.
    - Môi trường công nghệ.
    - Môi trường tự nhiên.
    - Môi trường kinh tế.
    - Môi trường nhân khẩu học.
    Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ về 2 nhân tố môi trường nhân khẩu học và môi trường kinh tế, từ đó phân tích đến sự ảnh hưởng mà chúng đem lại trong việc lựa chọn thị trường mục tiêu và chính sách sản phẩm của doanh nghiệp.
    v Môi trường nhân khẩu học là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị marketing nào cũng phải quan tâm vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Tiếp cận nhân khẩu – dân số theo những góc độ khác nhau của nhân khẩu đều có thể trở thành những tham số ảnh hưởng đến quyết định marketing của doanh nghiệp vì các tham số khác nhau của nhân khẩu không đều có thể tạo ra sự khác biệt không chỉ quy mô mà cả đặc tính nhu cầu. Các tham số đó bao gồm:
    - Quy mô và tốc độ tăng dân số tác động đến quy mô nhu cầu
    - Cơ cấu dân số tác động đến cơ cấu và đặc tính nhu cầu.
    - Tình trạng hôn nhân và gia đình tác động đến trạng thái và tính chất cầu thị trường.
    - Tốc độ đô thị hóa tạo nên những cầu thị trường tiềm năng.
    v Môi trường kinh tế bao hàm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của khách như thu nhập, phân phối thu nhập của người tiêu dùng, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền của nền kinh tế thể hiện ở tổng sức mua trong từng giai đoạn kinh tế, từng chu kì kinh doanh.



    1.2) Thị trường mục tiêu.
    - Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiểm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
    - Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định. Thị trường mục tiêu chính là những đoạn thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để tập trung nỗ lực marketing của mình.
    1.3) Chính sách sản phẩm.
    1.3.1)Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
    1.3.2)Chính sách sản phẩm.
    1.3.2.1) Chính sách thiết lập chủng loại và cơ cấu sản phẩm:
    v Chính sách thiết lập chủng loại:
    · Chủng loại sản phẩm là nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hoặc do bán chung cho cùng nhóm khách hàng hoặc cùng kiểu kênh phân phối hoặc trong khuôn khổ cùng dãy giá.
    · Chính sách hạn chế chủng loại: sau một thời gian kinh doanh, công ty sẽ xác lập doanh số của từng danh mục mặt hàng, xác định được những sản phẩm nào tiêu thụ chậm hoặc không tiêu thụ được hoặc không mang lợi nhuận, từ đó công ty sẽ tiến hành loại trừ các nhóm sản phẩm không mang lợi nhuận hoặc không tiêu thụ được.
    · Chính sách biến đổi( biến thể) chủng loại: là công việc bổ sung những sản phẩm mới thông qua các thủ pháp sản xuất và thương mại
    v Chính sách thiết lập cơ cấu chủng loại sản phẩm:
    · Cơ cấu chủng loại sản phẩm là tập hợp các loại hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng, thỏa mãn nhiều loại nhu cầu khác nhau.
    Thiết lập cơ cấu chủng loại sản phẩm là xác định toàn bộ danh mục sản phẩm mà công ty sẽ kinh doanh theo chiều rộng, chiều sâu, chiều dài và mức độ hài hòa của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...