Chuyên Đề Phân tích so sánh về hiệu quả của các ngành sản xuất ở hà nội và hồ chí minh

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH SO SÁNH VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
    Ở HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH*

    PGS.TS.Nguyễn Khắc Minh
    Khoa Kinh tế học,
    Đại học Kinh tế quốc dân

    Tóm tắt

    Bài viết này ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 32 ngành sản xuất ở Hà nội và thành phố Hồ
    Chí Minh (Tp.HCM) thông qua sử dụng số liệu hỗn hợp. Bài viết sử dụng phương pháp tiếp
    cận tham số, thường là hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFPF), và phương pháp tiếp cận phi
    tham số, thường là phân tích bao dữ liệu (DEA) với số liệu ở cấp ngành cho các ngành sản
    xuất ở Hà nội và Tp.HCM trong giai đoạn 2000-2002.

    Kết quảước lượng từ phương pháp SFPF (hoặc DEA) cho thấy điểm hiệu quả trung bình của
    các ngành sản xuất ở Tp.HCM trong các năm 2000, 2001 và 2002 tương ứng là 63,3%
    (63,28%), 65,1% (57,2%), và 70% (61%). Các con số tương ứng cho Hà nội là 70,7%
    (58,03%), 59,6% (56,92%), và 62,2% (60%). Các kết quả này cho thấy ước lượng bằng hai
    phương pháp cho hai thành phố mang lại kết quả khá giống nhau.

    Dựa trên kết quả của cách tiếp cận SFPF và DEA (sử dụng mô hình tối ưu đầu vào) với 32
    ngành ở hai thành phố, chúng ta có thể kết luận rằng, nếu coi các ngành này có cùng một
    đường biên sản xuất thì với mức độ hoạt động như hiện nay, các ngành này có thể giảm
    khoảng 30% đến 40% mức đầu vào hiện tại để sản xuất mức đầu ra hiện nay.

    Rất nhiều ngành sản xuất ở Hà nội và Tp.HCM có hiệu quả kỹ thuật thấp và điều này có thể
    do một số ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh vì chi phí cơ hội của chúng lớn và thị trường lao
    động có sự dịch chuyển. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến sự phi hiệu quả của các
    ngành này như nhân công không thích ứng được với công nghệ mới, hoặc sự khác biệt về
    chiến lược của một công ty trong ngành làm cho lợi thế cạnh tranh ngành có sự thay đổi lớn.
    Những nguyên nhân này có thể gợi ý những chính sách phù hợp đối với các nhà hoạch định.

    Từ khoá: Ngành sản xuất ở Việt nam, hiệu quả kỹ thuật, hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
    (SFPF), tiếp cận tham số, phân tích bao dữ liệu (DEA), và tiếp cận phi tham số.

    * Tác giả xin chân thành cảm ơn Diễn đàn Phát triển Việt nam - Dự án liên kết nghiên cứu giữa Viện Quốc gia

    Sau đại học về Nghiên cứu Chính sách (GRIPS), Nhật Bản và trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Việt nam - vì sự hỗ
    trợđối với nghiên cứu này. Tất cả những quan điểm bày tỏ trong bài viết là của tác giả, và chúng không đại diện
    cho quan điểm của GRIPS, ĐH KTQD, VDF, hay bất kỳ tổ chức nào được đề cập trong bài viết. Mọi vấn đề liên
    quan, xin gửi tới <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="aec0c5c39797eec6c1dac3cfc7c280cdc1c380">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    1. GIỚI THIỆU

    Các ngành sản xuất ở Việt nam, đặc biệt ở Hà nội và Tp.HCM, có vai trò quan trọng hàng đầu
    đối với nền kinh tế quốc dân. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong hoạt
    động của các ngành này. Sau cơn khủng hoảng do tác động từ sự sụp đổ của Liên Xô (cũ), các
    ngành này đã hồi phục và tăng trưởng với tốc độ trung bình 10%/năm, và chúng đóng góp
    đáng kể vào tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các ngành này cũng lọt vào
    danh sách những ngành xuất khẩu hàng đầu. Bên cạnh đó, chúng còn góp phần làm giảm bớt
    thất nghiệp, tận dụng lợi thế cạnh tranh của những ngành sử dụng nhiều lao động. Mặc dù
    hoạt động của các doanh nghiệp trong các ngành này đã cải thiện nhiều, nhưng nói chung,
    hiệu quả vẫn còn ở mức thấp.

    Trong số các tỉnh, thành phố của cả nước, Hà nội và Tp.HCM có điều kiện thuận lợi nhất để
    cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Tuy vậy, mức hiệu quả kỹ
    thuật trung bình của các doanh nghiệp (được thể hiện bằng khả năng tiết kiệm tối đa đầu vào
    để sản xuất một mức đầu ra cho trước, hoặc tối đa đầu ra với mức đầu vào cho trước) lại rất
    thấp. Bảng 1 thể hiện một số chỉ số quan trọng của các ngành sản xuất ở Hà nội và Tp.HCM.
    Như có thể thấy, so với tổng thể cả nước, các ngành sản xuất ở hai thành phố này chiếm tỷ
    trọng lớn với các chỉ số về số lượng doanh nghiệp, số việc làm, nguồn vốn, tài sản cốđịnh và
    đầu tư dài hạn, doanh thu thuần, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, và lợi nhuận trước
    thuế. Bảng 1 cũng cho thấy các chỉ số của Tp.HCM lớn hơn rất nhiều so với các chỉ số tương
    ứng của Hà nội.
    Để phân tích hiệu quả sản xuất của các công ty ởĐài Loan và các công ty nhánh của chúng
    đang hoạt động trên đất Trung Quốc, Lin và cộng sự (1977) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-
    Douglas đểước lượng mức hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp này. Kết quả cho thấy,
    các công ty mẹởĐài Loan có hiệu quả sản xuất cao hơn và có mức khác biệt trong sản xuất
    nhỏ hơn so với các công ty nhánh hoạt động ở Trung Quốc. Färe và cộng sự (1994) đã phân
    tích năng suất của 17 nước trong khối OECD trong giai đoạn 1979-1988. Họ sử dụng phương
    pháp tiếp cận phi tham sốđể tính chỉ số Malmquist, và sau đó phân rã nó thành phần thay đổi
    kỹ thuật và phần thay đổi hiệu quả.

    Cho đến nay, vẫn chưa có một phân tích về hiệu quả sản xuất của các ngành ở Hà nội và
    Tp.HCM. Chính vì lý do đó mà cũng không có một câu trả lời thực sự chính xác cho câu hỏi
    các ngành sản xuất ở thành phố nào hoạt động hiệu quả hơn, tại sao, và nhân tố nào tác động
    đến sự phi hiệu quả của các ngành đó. Vì vậy, bài viết này nhằm mục tiêu ước lượng hiệu quả
    kỹ thuật của các ngành sản xuất của hai thành phố này để xem xét sự khác biệt trong hiệu quả
    hoạt động của chúng. Cụ thể, chúng tôi sẽ so sánh hiệu quả kỹ thuật cuả các ngành ở hai thành
    phố bằng cách sử dụng hai phương pháp đã được nêu tên.

    Bài viết bao gồm các phần sau đây. Chúng tôi bắt đầu bằng việc mô tả các ngành sản xuất ở
    Hà nội và Tp.HCM nhưđã trình bày trong phần đầu của bài viết. Tiếp theo, cơ sở lý thuyết và
    những sơ lược về các nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp này được trình bày trong phần
    2. Phần 3 mô tả bộ số liệu được sử dụng trong bài viết. Kết quảước lượng theo hai phương
    pháp được trình bày trong phần 4, và phần 5 sẽ nêu ra một số kết luận của nghiên cứu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...