Luận Văn Phân tích sơ đồ mạch của máy điện thoại kéo dài Panasonic KX-TC1040

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 23/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Điện thoại kéo dài (cordless phone) bao gồm một máy điện thoại chủ (base unit) và máy kéo dài (handset). Ngoài chức năng nghe gọi của máy chủ giống như một máy điện thoại thông thường trong mạng điện thoại công cộng thì điện thoại kéo dài có những đặc điểm khác như: Máy kéo dài có thể mang theo bên mình như một điện thoại di động mà khi có ai gọi đến hoặc cần gọi đến một thuê bao nào đó thì máy kéo dài có khả năng làm việc này mà người sử dụng không cần đến bên máy chủ. Bên cạnh đó thì máy chủ và máy kéo dài có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần thông qua tổng đài. Khoảng cách liên lạc giữa máy chủ và máy phụ hoặc giữa các máy con từ vài chục mét đến vài chục Km.
    Máy chủ được nối với giắc điện thoại thông qua mạch nối dây điện thoại chuẩn về phía hệ thống điện thoại thì giống như một điện thoại thông thường, nhưng khi máy chủ nhận cuộc gọi tới từ một thuê bao điện thoại trong mạng điện thoại rồi qua quá trình điều chế thành tín hiệu vô tuyến FM và phát nó.
    Máy kéo dài nhận tín hiệu vô tuyến và chuyển đổi thành tín hiệu điện rồi đưa tín hiệu này tới loa thành âm thanh mà ta có thể nghe được. Khi ta nói thì máy kéo dài phát tín hiệu thoại của chúng ta thông qua một tín hiệu vô tuyến FM thứ hai trở lại máy chủ. Máy chủ nhận tín hiệu này, chuyển thành tín hiệu điện và gửi tín hiệu điện này thông qua đường dây điện thoại đến các các thuê bao khác qua tổng đài.
    Máy chủ và máy kéo dài hoạt động trên một cặp tần số cho phép chúng ta có thể nói và nghe ở cùng một thời điểm, được gọi là tần số song công.



    Lời nói đầu
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt và các thuật ngữ tiếng Anh
    Danh mục các hình vẽ, bảng biểu và đồ thị.
    Phần A: Về máy điện thoại kéo dài
    I. Giới thiệu chung
    II. Phân loại các loại điện thoại kéo dài.
    2.1.Phân loại theo dải tần sử dụng
    2.1.1. Một số dải tần ở các nước
    2.1.2. Đặc điểm của một số dải tần
    2.2. Phân loại dựa vào công nghệ sử dụng trong điện thoại
    2.3. Phân loại theo khoảng cách liên lạc giữa phần di động và phần cố định hay giữa các phần di động với nhau
    2.4. Một số tham số của máy điện thoại kéo dài của hãng Panasonic

    Phần B: Phân tích sơ đồ khối máy điện thoại kéo dài
    I. Sơ đồ khối chi tiết của máy chủ và chức năng các khối (Base unit)
    1.1. Bộ lọc đầu vào thu (RX Filter)
    1.2. Bộ trộn tần (Mixer)
    1.3. Bộ khuếch đại tín hiệu trung tần (IF Amp)
    1.4. Bộ tác dò sóng (DET)
    1.5. Bộ khuếch đại dữ liệu (DAmp)
    1.6. Bộ tiền khuếch đại (Pre Amp)
    1.7. Bộ giãn (EXP)
    1.8. Bộ khuếch đại đường dây (Line Amp)
    1.9. Bộ nén dữ liệu (Comp)
    1.10. Bộ hạn chế (Lim)
    1.11. Bộ khuếch đại từ micro (Mic Amp)
    1.12. Bộ giao tiếp với đường dây điện thoại
    1.13. Khối xử lý trung tâm (CPU)
    II. Sơ đồ khối máy cầm tay (Handset)
    2.1. Bộ lọc đầu vào thu (RX Filter)
    2.2. Bộ trộn tần (Mixer)
    2.3. Bộ khuếch đại tín hiệu trung tần (IF Amp)
    2.4. Bộ tác dò sóng (DET)
    2.5. Bộ khuếch đại dữ liệu (DAmp)
    2.6. Bộ tiền khuếch đại (Pre Amp)
    2.7. Bộ giãn (EXP)
    2.8. Bộ khuếch đại đường dây (Line Amp)
    2.9. Bộ nén dữ liệu (Comp)
    2.10. Bộ hạn chế (Lim)
    2.11. Bộ khuếch đại từ micro (Mic Amp)
    2.12. Khối xử lý trung tâm (CPU)
    2.13. Khối điều chế (Modulation)
    2.14. Khối phát hiện ắc quy yếu (BATT Low DET/Power)
    2.15. Khối phát hiện sạc (Charge DET)
    2.16. Các khối khuếch đại và lọc trước khi phát tín hiệu qua ăng ten
    III. Cơ sở lý thuyết các khối trong máy thu phát
    3.1. Mạch vào
    3.2. Bộ trộn tần
    3.3. Mạch khuếch đại
    3.3.1. Mạch khuếch đại cao tần(loại không cộng hưởng)
    3.3.2. Mạch khuếch đại trung tần
    3.3.3. Mạch khuếch đại âm tần
    3.3.4. Mạch khuếch đại công suất

    PhầnC: Phân tích sơ đồ mạch của máy điện thoại kéo dài Panasonic KX-TC1040
    I. Sơ đồ chi tiết, chức năng cụ thể, hoạt động của từng phần trong sơ đồ khối của máy chủ
    1.1. Mạch máy phát
    1.2. Giao diện với đường điện thoại
    1.3. Hoạt động của điện thoại khi nối với đường điện thoại
    1.4. Hoạt động đáp ứng lại của máy cầm tay
    1.5. Mạch phát tín hiệu
    1.6. Mạch thu RF và IF
    1.7. Mạch khởi động
    1.8. Khi máy cầm tay để trên máy chủ
    1.9. Mạch cung cấp nguồn
    1.10. Cấu tạo và hoạt động của CPU (IC701)
    II. Sơ đồ chi tiết, chức năng cụ thể, hoạt động của từng phần trong sơ đồ khối của máy cầm tay
    2.1. Mạch máy thu RF và IF
    2.2. Cấu tạo và hoạt động của CPU (IC901)
    2.3. Mạch Reset
    III. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điện thoại kéo dài
    3.1. Sơ đồ máy chủ (Base unit)
    3.2. Sơ đồ máy cầm tay (Handset)
    IV. Điện thoại KX-TC1040
    4.1. Hình dáng bên ngoài và các nút chức năng của điện thoại.
    4.2. Các thông số kỹ thuật của điện thoại
    V. Lưu đồ tín hiệu của máy
    5.1. Bảng tần số liên lạc sử dụng trong hệ thống máy điện thoại kéo dài
    5.2. Sự trao đổi thông tin của máy kéo chủ và máy cầm tay trong quá trình hoạt động của hệ thống điện thoại
    5.2.1. Quá trình chuyển từ trạng thái sẵn sàng sang trạng thái liên lạc
    5.2.2. Trạng thái khi kết thúc cuộc gọi
    5.2.3. Tín hiệu báo chuông
    5.2.4. Dạng sóng của dữ liệu trong thu phát không dây
    5.2.5. Khi liên kết dữ liệu
    5.2.6. Xung quay số
    5.2.7. Chuồng quay số

    PHẦN D: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI KÉO DÀI TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG
    I. Sơ đồ khối của tổng đài điện thoại
    1.1 Khối chuyển mạch
    1.2 Khối báo hiệu thuê bao
    1.3. Khối báo hiệu trung kế
    1.4. Khối điều khiển
    1.5. Các mạch giao tiếp trung kế và thuê bao
    II. Các chức năng của báo hiệu trong tổng đài
    III. Các hình thức báo hiệu trong tổng đài điện thoại
    IV. Phương thức hoạt động của điện thoại kéo dài trong mạng điện thoại công cộng
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...