Luận Văn Phân tích rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
    Sau 2 năm chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đất
    nước Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi, tranh thủ được nhiều sự ủng hộ
    và trợ giúp của các nước bạn bè trên thế giới góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
    triển mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh thuận lợi đó thì nền kinh tế Việt Nam cũng gặp
    không ít những khó khăn và lĩnh vực tài chính Ngân hàng cũng là vấn đề đáng
    quan tâm.
    Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt có vai trò rất quan trọng quá trình
    phát triển kinh tế của đất nước. Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất nhưng
    Ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn
    tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính thu hút những
    nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi và cung ứng cho những nơi đang tạm thời thiếu vốn.
    Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và luôn mang lại những
    khoản lợi nhuận rất lớn, tuy vậy Ngân hàng phải luôn đối mặt với nhiều rủi ro
    tiềm ẩn, lợi nhuận và rủi ro luôn song hành, muốn đạt được lợi nhuận phải chấp
    nhận rủi ro. Sắp tới đây sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng sẽ trở nên gay
    gắt hơn, để có thể đứng vững và tồn tại thì cần phải có chiến lược và chính sách
    tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh cũng như
    hạn chế những rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Một mặt khác,
    tỉnh Bạc Liêu đang phấn đấu trở thành Thành phố loại III vào năm 2010 và sẽ là
    nơi nhiều hứa hẹn, là điểm dừng chân của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài
    nước, vì Bạc Liêu có rất nhiều tiềm năng phát triển về thủy hải sản và du lịch.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, nên em chọn đề tài “Phân tích rủi ro trong
    hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu

    nhằm giúp một phần nào đó cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Bạc Liêu nói riêng thấy được những
    rủi ro trong hoạt động tín dụng và các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi
    ro và tối đa hoá lợi nhuận cho Ngân hàng.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1.2.1 Mục tiêu chung:
    Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, hệ thống Ngân hàng
    ngày càng phát triển, sự cạnh tranh diễn ra khắc nghiệt hơn. Từ đó các Ngân
    hàng phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời phải đững trước
    nhiều rủi ro cao. Vì vậy, mục tiêu chung của đề tài là phân tích đánh giá các
    nghiệp vụ trong họat động giúp Ngân hàng phát hiện những rủi ro tín dụng, thanh
    khoản, lãi suất và qua đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
    - Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    - Phân tích thực trạng các khoản nợ xấu phân theo thời hạn, ngành kinh tế.
    - Phân tích tình hình thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng.
    - Phân tích tình hình biến động của lãi suất và sự thay đổi thu nhập của
    Ngân hàng.
    - Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên.
    - Đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho Ngân hàng trong tương
    lai.
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    1.3.1 Không gian nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện trong phạm vi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương chi nhánh Bạc Liêu.
    1.3.2 Thời gian nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu và thu thập số liệu trong 3 năm: 2006, 2007, 2008.
    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:
    Hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc
    Liêu rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau, nhưng
    cũng chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro cao. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên em chỉ
    nghiên cứu về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, và rủi ro lãi suất trong hoạt
    động tại Ngân hàng.
    2




    Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Bá Trí
    CHƯƠNG 2:
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
    2.1.1 Khái niệm về rủi ro:
    Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
    trường là một hoạt động rất nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội
    đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của Ngân hàng, có thể gây nên những
    xáo động bất ngờ và làm cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bị giảm sút
    nhanh chóng. Như vậy có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương
    mại luôn chứa đựng những rủi ro “tiềm ẩn”, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
    Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng là những biến cố, sự kiện xảy ra
    ngoài ý muốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thường
    dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Vì vậy nhận thức rủi ro và đề ra những biện pháp
    phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách trong
    mỗi Ngân hàng.
    2.1.2 Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng:
    Hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, đồng
    thời rủi ro của nó cũng rất phức tạp với mức độ nhạy cảm nhất định. Thông
    thường rủi ro của Ngân hàng chủ yếu thường tập trung vào 3 dạng: rủi ro lãi suất,
    rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản. Trong 3 loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là
    rủi ro lớn nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với Ngân hàng vì hoạt động tín dụng
    gắn liền với hoạt động của Ngân hàng.
    2.1.2.1 Rủi ro tín dụng:
    Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
    hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín
    dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do
    nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho
    Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến
    hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...