Thạc Sĩ Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC ðỒ THỊ vi
    DANH MỤC SƠ ðỒ vi
    DANH MỤC HỘP . vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
    TÓM TẮT 1
    I. ðẶT VẤN ðỀ 4
    1.1 Tính cấp thiết của vấn ñề 4
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 5
    1.2.1 Mục tiêu chung . 5
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6
    1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    1.4.1 ðối tường nghiên cứu . 6
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
    II – TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 8
    2.1 Rủi ro . 8
    2.1.1 Khái niệm về rủi ro (Risk) 8
    2.1.2 Khái niệm rủi ro và không chắc chắn trong nông nghiệp 9
    2.1.3 Rủi ro trong nông nghiệp . 10
    2.1.4 Phân loại rủi ro . 16
    2.2.5 Quản trị rủi ro trong nông nghiệp . 18
    2.2 Chăn nuôi lợn 20
    2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam . 20
    2.2.2 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam . 24
    III – ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu . 27
    3.1.1 ðặc ñiểm về ñiều kiện tự nhiên 27
    3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 28
    3.2 Phương pháp nghiên cứu . 31
    3.2.1 Khung phân tích . 312
    3.2.2 Các phương pháp sử dụng . 33
    3.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 33
    3.2.2.2 Phương pháp phân tích cây vấn ñề 34
    3.2.2.3 Phương pháp phân tích rủi ro 35
    3.2.2.4 Phương pháp phân tích khác 35
    3.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 36
    IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 37
    4.1 Tình hình chăn nuôi tại huyện Nam Sách – Hải Dương . 37
    4.2 Các loại rủi ro thường gặp và mức ñộ thiệt hại trong chăn nuôi lợn . 43
    4.2.1 Các loại rủi ro và mức ñộ thiệt hại theo quymô chăn nuôi . 43
    4.2.2 Rủi ro và mức ñộ thiệt hạ mức ñộ thiệt hại theo thời gian 46
    4.2.3 Hiện tượng rủi ro kép 49
    4.3 Phân tích nguyên nhân dẫn ñến rủi ro và phản ứng của người dân khi gặp rủi ro 52
    4.3.1 Nguyên nhân xảy ra rủi ro dịch bệnh 52
    4.3.1.1 Nguyên nhân từ phía người chăn nuôi và nhà nước . 52
    4.3.2.2 Nguyên nhân từ phía các tác nhân khác trongthị trường 57
    4.3.2 Nguyên nhân xảy ra rủi ro về thị trường . 57
    4.3.3 Nguyên nhân xảy ra các rủi ro khác 63
    4.3.3 Các biện pháp quản lý rủi ro của người chăn nuôi 75
    4.3.3.1 Những chiến lược phòng rủi ro 75
    4.3.3.2 Những chiến lược chống rủi ro . 82
    4.3.3.3 Chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn . 90
    4.4 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn 93
    V – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 99
    5.1 Kết luận 99
    5.2 Kiến nghị 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .103

    TÓM TẮT
    1. Mở ñầu
    Chăn nuôi lợn ñang ñóng góp một thu nhập lớn cho khoảng hơn một nữa dân số sống ở
    huyện Nam Sách. Tuy nhiên chăn nuôi lợn ở huyện những năm gần ñây có xu hướng giảm về
    số lượng ñàn và quy mô ñàn lợn. Nguyên nhân do người chăn nuôi gặp nhiều rủi ro trong quá
    trình chăn nuôi như: rủi ro về dịch bệnh, rủi ro vềthị trường, về giống và phối giống Có
    nhiều yếu tố dẫn ñến rủi ro trong chăn nuôi như thịtrường, hệ thống thú y, trình ñộ của người
    chăn nuôi Vì vậy việc nghiên cứu ñề tài “Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Huyện
    Nam Sách – tỉnh Hải Dương”là cần thiết trong ñiều kiện hiện nay.
    Các mục tiêu ñưa ra của ñề tài là:
    - Thực trạng chăn nuôi của các hộ nông dân huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương.
    - Nghiên cứu các loại rủi ro và mức ñộ thiệt hại mà người chăn nuôi ñã gặp phải.
    - Phân tích nguyên nhân dẫn ñến các loại rủi ro và phản ứng người dân khi gặp rủi ro.
    - ðưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi ở huyện Nam Sách –
    tỉnh Hải Dương.
    ðể thực hiện các mục tiêu này ngoài các phương pháptruyền thống như: thu thập số
    liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp phân tổ thống kê thì nghiên cứu còn sử dụng các
    phương pháp như: Phương pháp so sánh, sử dụng cây vấn ñề, phương pháp phân tích rủi ro
    2. Kết quả nghiên cứu
    Chăn nuôi lợn ở Nam Sách trong những năm gần ñây ñang có sự thay ñổi lớn, người
    chăn nuôi chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hóa,quy mô vừa, lớn và mô hình trang trại
    tăng mạnh chiếm 68,54 % hộ chăn nuôi. Người chăn nuôi chuyển dần sang hình thức nuôi
    công nghiệp và bán công nghiệp cũng như sử dụng thức ăn công nghiệp là chính.
    Rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách cũng giống như rủi ro trong chăn nuôi
    lợn của cả nước chủ yếu gặp phải do dịch bệnh, thị trường, giống và phối giống. Mức ñộ thiệt
    hại ở từng loại rủi ro là khác nhau:
    Rủi ro về giống và phối giống:
    Thiệt hại: Bình quân có 22,97% hộ bị thiệt hại do giống vật nuôi, về mặt giá trị gây ra
    mất mát khoảng 4,5 triệu/hộ. Hộ bị thiệt hại nhiều nhất là hộ có quy mô nhỏ, nhưng mức ñộ
    thiệt hại lớn nhất vẫn là quy mô lớn với bình quân 6,6 tr/hộ. Số hộ thiệt hại bình quân về phối
    giống là 26,56%, những hộ quy mô vừa là những hộ thiệt hại nhiều nhất trong rủi ro này với
    39,29% và về mặt giá trị thì những hộ quy mô nhỏ bịthiệt hại nhiều nhất với hơn 3 tr/hộ.
    Nguyên nhân: Tập quán sản xuất cũ trước ñây chưa thay ñổi, chủ yếu dựa vào kinh
    nghiệm, nguồn giống chủ yếu từ hàng xóm và anh em chiếm 70%, ñặc biệt là những hộ sản
    xuất nhỏ. Số lượng giống từ các trang trại giống vàcơ sở sản xuất giống là rất ít. Hiểu biết của
    người dân về giống vật nuôi hạn chế, không biết ñược chất lượng con giống. Thông tin về con
    giống từ các kênh chính thống chiếm một tỷ lệ quá nhỏ, ví dụ thông tin từ khuyến nông chỉ
    chiếm 6,74% .
    Một số lượng lớn người chăn nuôi không biết nguyên nhân trong rủi ro phối giống
    chiếm trên 20%. Số còn lại có nhiều ý kiến khác nhau như là: Do chất lượng tinh, thời ñiểm
    thụ tinh, kiểu phối giống
    Rủi ro về dịch bệnh
    Thiệt hại: Dịch bệnh là rủi ro ảnh hưởng tất cả các quy mô với bình quân 58,21% hộ bị
    thiệt hại và mất mát một khoản lớn về mặt giá trị, ñặc biệt là hộ quy mô lớn với hơn 17,5 tr/hộ
    và mức ñộ giảm dần theo quy mô, dù thiệt hại lớn nhưng so với doanh thu thì những hộ quy
    mô nhỏ mất mát nhiều nhất với tỷ lệ là 24,63% năm 2008 và 15,13% năm 2009, trong khi con
    số ñó ñối với quy mô vừa là trên 10% và quy mô lớn bình quân chỉ trên 6%.
    Ngoài thiệt hại trực tiếp dịch bệnh còn gây ra thiệt hại về mặt gián tiếp như dịch bệnh tai xanh:
    Thiệt hại do thời gian nuôi kéo dài, năm 2010 thiệthia do chi phí nuôi kéo dài chiếm 12,55%
    tổng thiệt hại ñối với quy mô lớn, 19,97% và 9,49% ñối với quy mô vừa và nhỏ.
    Nguyên nhân: Người chăn nuôi gặp phải nhiều loại bệnh cùng lúctrong quá trình nuôi
    như tai xanh, tiêu chảy, tụ huyết trùng. Bên cạnh ñó theo ý kiến người dân thì kiểm soát dịch
    kém là nguyên nhân số 1 gây ra dịch lây lan, tiếp ñó là ý thức người dân kém trong công tác
    phòng bệnh và chữa bệnh, trình ñộ cán bộ thú y thấpvà vệ sinh phòng dịch kém là nguyên
    nhân thứ 3 gây ra rủi ro về dịch bệnh. Bên cạnh ñó còn có nguyên nhân từ các tác nhân khác
    trong thị trường.
    Rủi ro về thị trường
    Thiệt hại: Thiệt hại về mặt thị trường ñó là về giá ñầu ra và giá ñầu vào. Bình quân có
    42,74% hộ gặp thiệt hại về giá ñầu ra và có 17,22% hộ gặp thiệt hịa về giá ñầu vào. Tuy nhiên
    bình quân thiệt hại về mặt giá trị/hộ là không giữahai loại rủi ro này là không nhiều. Giá ñầu
    ra là 6,5 tr/hộ còn giá ñầu vào là hơn 5,2 tr/hộ. Gặp rủi ro nhiều nhất vẫn là những hộ có quy
    mô lớn với 61,54% hộ gặp rủi ro giá ñầu ra và 30,77% hộ gặp rủi ro giá ñầu vào. Gặp ít rủi ro
    về giá ñầu vào nhất là hộ quy mô nhỏ bởi vì những hộ này ít sử dụng thức ăn chăn nuôi công
    nghiệp hơn.
    Nguyên nhân: Nguyên nhân gặp rủi ro về mặt thị trường do giá thức ăn chăn nuôi trong
    những năm qua tăng mạnh, trong khi ñó giá ñầu ra dao ñộng thất thường, có xu hướng giảm từ
    năm 2007 ñến ñầu năm 2010. Biên ñộ giao ñộng của giá lợn hơi mạnh hơn nhiều so với biên
    ñộ dao ñộng của giá thức ăn chăn nuôi. Một phần vì chúng ta chủ yếu nhập khẩu toàn bộ
    nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nên giá thức ăn chăn nuôi bị ñẩy lên cao.
    Giá ñầu ra giảm là do tính chất nhỏ lẻ, phân tán, không ổn ñịnh chất lượng lợn không ñảm bảo
    và bị ép giá.
    Trong chiến lược quản lý rủi ro hiện nay thì cả phía người chăn nuôi và phía chính
    quyền ñịa phương mang tính ñối phó thụ ñộng và chống rủi ro là chủ yếu mà chưa có phương
    pháp nào phòng rủi ro hiệu quả nhất. Người chăn nuôi chỉ có dọn dẹp vệ sinh hàng ngày, trong
    khi nhận thức về rủi ro còn yếu kém. Còn phía nhà nước tiêm phòng nhưng số lần tiêm phòng
    ít, những bệnh nguy hiểm gây ra dịch thường xuyên lại chưa có vacxin, trình ñộ nhân viên thú
    y cơ sở còn kém
    3. Các giải pháp
    Vì vậy ñể chăn nuôi tốt trong ñiều kiện hiện nay cần thực hiện tốt các giải pháp ñã ñưa
    ra như: liên kết trong chăn nuôi, tự nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, chuyển ñổi chăn
    nuôi theo quy mô lớn và hướng công nghiệp .về phía nhà nước quy hoạch chăn nuôi theo
    hướng tập trung, tiêm phòng và sản xuất vacxin, kiểm soát dịch bệnh, khuyến khích cho vay
    vốn sản xuất, tạo thông tin minh bạch .nhằm ñưa ngành chăn nuôi của huyện phát triển tốt và
    hạn chế tối ña rủi ro trong ñiều kiện nền kinh tế thị trường.

    I. ðẶT VẤN ðỀ
    1.1 Tính cấp thiết của vấn ñề
    Trong thời kỳ hội nhập, sản xuất càng ña dạng bao nhiêu thì càng chứa nhiều rủi
    ro bấy nhiêu. Và nông nghiệp là một trong những ngành chịu nhiều rủi ro nhất. Người
    nông dân không biết nên tiếp tục giữ lại hay phá bỏkhi giá cà phê giảm, ñất trang trại
    của nông dân nằm trong vùng quy hoạch ñô thị mới haykhu công nghiệp, áp dụng kỹ
    thuật mới vào sản xuất không biết là phù hợp hay không Trong chăn nuôi lợn cũng
    vậy, có vô vàn rủi ro mà người dân gặp phải. Một người nuôi lợn không biết nên bán
    tháo ñàn lợn hay vẫn giữ nuôi khi dịch lan ñến nơi. Không biết có nên tiếp tục ñầu tư
    cho chăn nuôi nữa hay không khi giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng mà giá ñầu ra
    thì bấp bênh, người dân gặp khó khăn khi phát hiện lợn mắc bệnh mà không biết cách
    chữa, hay muốn tăng quy mô nhưng lại thiếu vốn, lãisuất tăng .
    Trên thế giới nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp ñã ñược các nước phát triển
    và quan tâm nhiều vào ñầu thế kỷ XX, phát triển mạnh vào những thập kỷ 70 và 80,
    ñặc biệt là ở Mỹ, Australia, EU, Canada và một số nước khác. Và nghiên cứu rủi ro
    trong nông nghiệp ñang chuyển dần sang các nước ñangphát triển như Ấn ðộ, Trung
    Quốc vào những năm cuối của thế kỷ XX. Các nghiên cứu rủi ro của các nước tập
    trung vào các loại rủi ro như sự biến ñộng của thị trường, tác ñộng qua lại và ảnh
    hưởng tổng hợp của các loại rủi ro, các chiến lược giảm thiểu rủi ro và vai trò của
    chính phủ
    Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về rủi ro một cách
    hoàn chỉnh, ñặc biệt trong ngành chăn nuôi trong ñócó chăn nuôi lợn. Cũng có một số
    nghiên cứu rủi ro ñể bảo hiểm cho ngành nông nghiệpở Việt Nam như nghiên cứu bảo
    hiểm ngành cà phê, cao su, hồ tiêu, sau ñó có một số tổ chức hay tập ñoàn bảo hiểm
    tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam nhưng không thành công. Tổng số ñàn
    lợn giảm dần trong những năm qua, Việt Nam hiện tại ñã nhập khẩu thịt lợn, vấn ñề an
    ninh thực phẩm ñang bị ñe dọa. ðể thấy rằng người dân hiện tại không mấy quan tâm
    ñến chăn nuôi khi phải ñối diện với rất nhiều rủi ro. Nghiên cứu rủi ro nhằm ñưa ra các
    biện pháp giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi lợnlà biện pháp cần thiết hàng ñầu trong
    thời kỳ hiện nay.
    Hiện tại nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân nuôi lợn như
    về thú y, khuyến nông, vốn, kỹ thuật, giống, thị trường, tiêm vacxin phòng và chữa
    bệnh tuy nhiên những biện pháp này chỉ giảm ñược một phần rất nhỏ ñể chống lại
    rủi ro mà người dân gặp phải, và nó thường mang tính khắc phục bị ñộng hơn là chủ
    ñộng hạn chế ngay từ ban ñầu, còn phần lớn là người dân phải dựa vào chính sức lực
    của mình ñể ñối phó với rủi ro.
    Hải Dương là tỉnh có số lượng các hộ nông dân chăn nuôi lợn nhiều ở ñồng
    bằng sông Hồng. Là tỉnh ñứng thứ 3 về số lượng lợn nuôi sau Hà Tây và Thái Bình.
    Huyện Nam Sách là một trong những huyện chăn nuôi lợn lớn của tỉnh. Theo thống kê
    của tỉnh Hải Dương doanh thu từ chăn nuôi của tỉnh năm 2009 gần 3.000 tỷ ñồng,
    chiếm hơn 30% giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên các hộ chăn
    nuôi lợn ở Nam Sách tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung chứa ñựng rất
    nhiều rủi ro. Giá cả thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong 5 năm qua, dịch bệnh xảy ra
    liên tiếp từ những năm 2007 ñến 2010. Lãi suất cao, nguồn vốn ngày càng khó
    vay Ở các quy mô khác nhau thì mức ñộ ảnh hưởng và phản ứng của người dân cũng
    khác nhau. Những rủi ro này ảnh hưởng rất lớn ñến doanh thu và các quyết ñịnh trong
    chăn nuôi của các hộ nông dân của huyện Nam Sách. Vì vậy tôi ñã chọn và ñi sâu
    nghiên cứu ñề tài “Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Huyện Nam Sách – tỉnh
    Hải Dương”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách nhằm ñưa ra một số giải
    pháp giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi trongñiều kiện hiện nay.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro trong chăn nuôi lợn
    - Thực trạng chăn nuôi lợn của các hộ nông dân huyện Nam Sách – tỉnh Hải
    Dương.
    - Nghiên cứu các loại rủi ro và mức ñộ thiệt hại mà người chăn nuôi ñã gặp phải.
    - Phân tích nguyên nhân dẫn ñến các loại rủi ro và phản ứng người dân khi gặp
    rủi ro.
    - ðưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi ở huyện Nam
    Sách – tỉnh Hải Dương.
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    1. Thực trạng chăn nuôi ở huyện Nam Sách trong mấy nămqua như thế nào?
    2. Các loại rủi ro người chăn nuôi ở ñây thường phái ñối phó là gì? Thiệt hại
    khi có rủi ro xảy ra ñối với từng hộ là bao nhiêu?
    3. Khi có rủi ro xảy ra thì ứng xử của người chăn nuôi huyện trước rủi ro như
    thế nào?
    4. Khi xảy ra các loại rủi ro ñó thì nguyên nhân là doñâu?
    Chúng tôi sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi này trong nghiên cứu sau ñây.
    1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
    - Các loại rủi ro trong chăn nuôi lợn trên ñịa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải
    Dương.
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về mặt không gian: Do ñặc ñiểm về thời gian và ñịa bàn cũng như ñặc
    tính của ñề tài, nghiên cứu chỉ thực hiện trên ñịa bàn huyện Nam Sách với 3 xã
    có số hộ chăn nuôi nhiều là: Nam Hồng, Hiệp Cát, AnLâm.
    - Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu rủi ro trong 4 năm gần ñây, gồm năm
    2007 – 2010. Chủ yếu nghiên cứu năm 2010 ñể thu thập những thông tin cần thiết.
    - Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích những rủi ro chính
    gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, còn những rủi ro nhỏ, ảnh hưởng không nhiều
    về mặt kinh tế xin ñược nghiên cứu tiếp sau này ñể có thể hoàn thiện ñầy ñủ hơn.

    II – TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Rủi ro
    2.1.1 Khái niệm về rủi ro (Risk)
    Theo PGS.TS ðoàn Thị Hồng Vân cho ñến nay chưa có một ñịnh nghĩa thống
    nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giảkhác nhau thì ñưa ra những ñịnh
    nghĩa rủi ro khác nhau. Những ñịnh nghĩa rất ña dạng và phong phú. Tuy nhiên có thể
    chia làm hai trường phái: Trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu
    cực); Trường phái trung hòa.
    Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực)
    Theo cách nghĩ truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
    hoặc các yếu tố liên quan ñến nguy hiểm, sự khó khăn hay những vấn ñề không
    chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Theo trườngphái này có nhiều ñịnh nghĩa như:
    - “Rủi ro là ñiều không lành, không tốt bất ngờ xảy ñến” (Từ ñiển tiếng Việt 1995)
    - “Rủi ro (ñồng nghĩa với rủi) là sự không may (Từ ñiển từ và ngữ Việt Nam năm 1998)
    - “Rủi ro là gặp nguy hiểm hoặc bị ñau ñớn, thiệt hại ” (Từ ñiển Oxford)
    - Một số từ ñiển khác ñưa ra khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sự bất trắc gây ra
    mất mát, hư hại” hay “rủi ro là yếu tố liên quan ñến nguy hiểm, sự khó khăn
    hoặc ñiều không chắc chắn”
    - Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu ñịnh nghĩa: “Rủi ro là sự tổn thất về
    tài sản hoặc là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”.
    - Hoặc “Rủi ro là sự bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh
    doanh của doanh nghiệp”
    Trường phái trung hòa: Theo trường phái này có một số ñịnh nghĩa như sau:
    - “Rủi ro là sự bất trắc có thể ño lường ñược” ( Frank Knight)
    - “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan ñến sự xuấthiện những biến ñổi không
    mong ñợi” (Allan Willett).
    - “Rủi ro là một tổng hợp ngẫu nhiên có thể ño lường ñược bằng xác suất” (Irving
    Preffer).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Ngoài nước
    1. Anderson, J.R. (1971b) “Economic aspects of spatial diversification of sheep
    enterprises in the pastoral zone”, Review of Marketing and Agricultural
    Economics 39(4), 112-3.
    2. Anderson, J.R.(1979)“Impacts of climatic variability in Australian agriculture:
    A review”, Review of Marketing and Agricultural Economics 49(3), 147-77
    3. Anderson, J.R. and Dillon, J.L. (1988) “Socioeconomic impacts of climatic
    variability: Implications for policymakers and planners”, In Parry, M.L.,
    Carter, T.R. and Konijn, N.T. (eds.), The Impacts of Climatic Variations on
    Agriculture. Vol. 2. Semi-Arid Regions. Kluwer, Dordrecht, 719-57.
    4. Anderson, J.R. and Dillon, J.L. (1992) Risk Analysis in Dryland Farming
    Systems, Farm Systems Management Series 2, FAO, Rome.
    Trong nước
    5. TS. Bùi Thị Gia (2005).“Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
    nông nghiệp”. Nhà xuất bản nông nghiệp hà nội.
    6. ðặng Kim Sơn (2008).“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay
    và mai sau”. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
    7. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009, 2010
    8. Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn
    9. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Nam Sách năm 2009, 2010
    10. ðặng Kim Sơn, 2001. Hệ thống hợp ñồng trên thế giới và Việt Nam: Hìnhthức
    tổ chức sản xuất hứa hẹn.
    11. Tạp chí giá cả thị trường
    12. Phạm Sỹ An, 2004Các công cụ giảm rủi ro nông nghiệp và ñiều kiện sử dụng
    công cụ trong quá trình gia nhập WTO. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 323 tháng
    4/2005
    13. Trần Thị Quỳnh Chi. 2007.Kinh nghiệm quản lý rủi ro giá và ứng dụng ở Việt
    Nam. Hội thảo triển vọng thị trường chất lượng
    14. Cổng thông tin ñiện tử tỉnh Hải Dương http://www.haiduong.gov.vn/
    15. Các chính sách trong nước về phát triển và quản lý rủi ro trong cả nước
    16. IPSARD. 2007. ðặc ñiểm kinh tế nông thôn Việt Nam. Kết quả ñiềutra hộ gia
    ñình nông thôn năm 2006 tại 12 tỉnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...