Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Những Biện Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển N

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
    Ngân hàng Thương Mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong việc quản lý nền kinh
    tế, hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường rất nhạy cảm, khi nền
    kinh tế biến động thì nhanh chóng tác động đến hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng
    đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trước tình hình nền kinh tế biến động như hiện
    nay thì rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NHTM là rất lớn. Đối với NHTM
    thì hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu nhất, thu nhập từ hoạt động tín
    dụng mang lại chiếm trên 90% tổng thu nhập của Ngân hàng [1, trang 2], nhưng rủi ro
    đưa lại cho Ngân hàng từ hoạt động tín dụng rất nặng nề, có khi dẫn đến phá sản, do các
    khoản tiền cho vay kém lỏng hơn so với các tài sản Có khác trên Bảng cân đối kế toán
    của Ngân hàng, chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản vay đến
    hạn.
    Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (Mekong Housing Bank -
    MHB Bank) - Chi nhánh Cà Mau kinh chuyên doanh tiền tệ, thu nhập chủ yếu của
    Ngân hàng từ hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng ở Ngân hàng cũng tiềm ẩn những
    rủi ro rất lớn, do vậy việc quản lý và phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết nhưng cũng rất
    khó khăn. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất kỳ một rủi ro
    nào của người vay cũng có thể đưa đến rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải
    đề phòng khả năng rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt
    động kinh doanh nói chung. Hoạt động nào mang lại thu nhập càng cao thì rủi ro đưa
    đến từ hoạt động đó càng lớn, chính vì vậy Ngân hàng cần phân tích, đánh giá, tìm hiểu
    những nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng để từ đó có thể đưa ra những
    biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro và khi rủi ro xảy ra
    thì được xử lý như thế nào để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn đạt hiệu quả.
    Từ nhu cầu trên nên tôi chọn đề tài: “Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Những Biện
    Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng
    Sông Cửu Long - Chi Nhánh Cà Mau
    ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
    1.2.1 Mục tiêu chung

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích rủi ro tín dụng, tìm ra những nguyên
    nhân gây ra rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro
    tín dụng trong Ngân hàng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Để đạt được mục tiêu trên thì tôi đi vào các mục tiêu cụ thể sau:
    - Đánh giá hiệu quả hoạt động của MHB Bank từ năm 2005 - 2007.
    - Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MHB Bank từ năm 2005 - 2007.
    - Đưa ra những biện pháp hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng trong MHB Bank.
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    - Hoạt động của MHB Bank trong thời gian qua có đạt hiệu quả hay
    không?
    - Rủi ro tín dụng tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng?
    Từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao?
    - Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những loại rủi ro nào?
    - Những nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng trong Ngân hàng?
    - Những biện pháp nào có thể áp dụng để hạn chế và xử lý khi rủi ro dụng
    xảy ra?
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    1.4.1 Địa bàn nghiên cứu
    Thành Phố Cà Mau đã và đang cùng cả nước tiến bước trên con đường hội nhập,
    cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nền kinh tế phát triển. Ngân Hàng Phát Triển Nhà
    Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi Nhánh Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong sự
    nghiệp phát triển của Tỉnh nhà. Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có trình độ, trang thiết
    bị hiện đại và có khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào trong hệ thống Ngân hàng.
    Chính vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu về các vấn đề về rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng
    Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi Nhánh Cà Mau mà kinh doanh chủ
    yếu tại thành phố Cà Mau, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng và
    góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Cà Mau.
    Tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự
    hướng dẫn nhiệt tình của GVHD, quý thầy cô cùng ý kiến đóng góp của các bạn sinh
    viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
    1.4.2 Thời gian nghiên cứu
    Để đề tài nghiên cứu được tốt hơn tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu rủi ro tín dụng
    trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tìm hiểu những nguyên nhân gây nên rủi ro

    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
    Để đạt được các mục tiêu đề ra tôi tiến hành nghiên cứu các đối tượng: Các
    loại rủi ro tín dụng, nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn, nợ khó đòi và những
    vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
    1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
    Thái Văn Đại (2005) “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”: khái niệm tín dụng,
    điều kiện và nguyên tắt cho vay trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro
    tín dụng và những thiệt hại của nó.
    TS.Nguyễn Kim Anh, TS.Đỗ Kim Hảo, ThS.Nguyễn Hoài Thu, ThS.Phạm
    Hoàng Anh, ThS.Nguyễn Hương Giang, ThS.Nguyễn Đức Trung (tháng 8 năm 2006)
    “Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng”, học viện ngân hàng TP.HCM:
    khái niệm rủi ro tín dụng, các loại rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, các
    chỉ số đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và
    những thiệt hại của nó.
    TS. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
    ngân hàng, NXB thống kê: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân
    hàng.
    Quyết định của NHNN ban hành ngày 31/12/2001 quy định: “dư nợ tối đa đối với
    một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng”.
    Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 quy định: “phân
    loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...