Luận Văn Phân tích rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN
    DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
    MỤC LỤC
    __Trang
    Chương 1: GIỚI THIỆU
    1.1. Đặt vấn đề nghi ên cứu 1
    1.1.1. Lý do ch ọn đề tài .1
    1.1.2. Căn cứ khoa học v à thực tiển .2
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu .3
    1.2.1. Mục tiêu chung 3
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
    1.3.1. Không gian .3
    1.3.2. Thời gian .3
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 4
    1.4. Lược khảo tài liệu .4
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Phương pháp luận .5
    2.1.1. Khái quát v ề tín dụng 5
    2.1.2. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng 8
    2.1.3. Phân loại nơ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng .10
    2.1.4. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng v à mức độ rủi
    ro của Ngân hàng .13
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 14
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 14
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 14
    Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
    3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Sóc Trăng 15
    3.1.1. Vị trí địa lí 15
    3.1.2. Tình hình kinh t ế xã hội của tỉnh 16
    3.2. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long 17
    3.2.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân h àng phát triển nhà Đồng bằng sông
    Phân tích rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại MHB
    Cửu Long .17
    3.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của MHB chi nhánh Sóc Trăng 17
    3.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các ph òng ban . 18
    3.3.1. Cơ cấu tổ chức 18
    3.3.2. Chức năng của các phòng ban .19
    3.3.3. Chức năng hoạt động v à vai trò của MHB chi nhánh Sóc Trăng . 20
    3.4. Một số quy chế cho vay tại MHB chi nhánh Sóc Trăng .21
    3.4.1. Đối tượng cho vay 21
    3.4.2. Điều kiện vay vốn 21
    3.4.3. Nguyên tắc vay vốn 22
    3.4.4. Lãi suất cho vay . 22
    3.4.5. Mức cho vay 22
    3.4.6. Loại cho vay và thời hạn cho vay . 22
    3.5. Quy trình cho vay 23
    3.6. Tình hình ho ạt động kinh doanh trong 03 năm qua của MHB chi nhánh
    Sóc trăng 24
    3.6.1. Tình hình huy động vốn .24
    3.6.2. Tình hình cơ cấu tài sản 28
    3.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Sóc trăng trong 3
    năm (2006 - 2008) 30
    3.7. Những thuận lợi và khó khăn của MHB chi nhánh Sóc Trăng 33
    3.7.1. Thuận lợi 33
    3.7.2. Khó khăn .34
    3.8. Phương hướng hoạt động sắp tới của MHB chi nhánh Sóc Trăng 35
    Chương 4: PHÂN TÍCH THỰc trạng rủi ro tín dụng của ngân HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI
    NHÁNH SÓC TRĂNG
    4.1. Tình hình tín d ụng của MHB chi nhánh Sóc Trăng qua 03
    năm 2006 - 2008 36
    4.1.1. Thực trạng tín dụng của Ngân hàng theo thời hạn . 36
    4.1.2. Thực trạng tín dụng theo đối tượng .41
    4.1.2.1 Doanh s ố cho vay theo đối tượng .41
    Phân tích rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại MHB
    4.1.2.2 Doanh s ố thu nợ theo đối tượng 43
    4.1.2.3 Dư nợ theo đối tượng . 45
    4.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hang . 47
    4.1.3.1 Hệ số thu nợ . 48
    4.1.3.2 Vòng quay vốn tín dụng .51
    4.1.3.3 Dư nợ trên tổng vốn huy động 51
    4.1.3.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 52
    4.2 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của MHB chi nhánh Sóc Trăng qua 03
    năm (2006 - 2008) . 52
    4.2.1 Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn 53
    4.2.2 Tình hình nợ quá hạn qua ba năm (2006 - 2008) . 54
    4.2.2.1 Rủi ro nợ quá hạn theo đối tượng . 54
    4.2.2.2 Rủi ro nợ quá hạn theo th ành phần kinh tế . 56
    4.2.2.3 Rủi ro nợ quá hạn theo thời gian .56
    4.2.3. So sánh m ột số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng giữa MHB
    chi nhánh Sóc Trăng và MHB chi nhánh C ần Thơ - Phòng giao dịch
    Ninh Kiều 59
    Chương 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ VÀ PHÒNG
    NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG 64
    5.1. Nguyên nhân d ẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại
    Ngân hàng . 61
    5.1.1Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn 61
    5.1.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 62
    5.1.3 Liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố 62
    5.1.4 Những nguyên nhân liên quan đến yếu tố pháp lý .63
    5.1.5 Môi trường kinh doanh 63
    5.2 Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng MHB chi nhánh Sóc
    Trăng .65
    5.2.1 Nâng cao ch ất lượng công tác quản trị hoạt động tín dụng 65
    5.2.1.1 Vai trò quản trị điều hành đối với ban lãnh đạo .66
    5.2.1.2 Vai trò của cán bộ tín dụng .66
    4.1.2.1 Doanh s ố cho vay theo đối tượng .41
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
    Rủi ro trong hoạt động kinh doanh l à một căn bệnh hiểm ngh èo, tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nó không những làm sai lệch, đảo lộn kết quả kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, gây ra những hậu quả không lường trước được ảnh hưởng đến người kinh doanh nói ri êng và cả nền kinh tế nói chung n ếu ta không kịp thời phát hiện v à tìm cách phòng ng ừa nó.
    Trong nền kinh tế hiện nay thì ngành Ngân hàng càng có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế v à xã hội (cung ứng vốn đảm bảo cho việc mở rộng và tái sản xuất, trao đổi, lưu thông tiền tệ cho cả nên kinh tế, .). Bên cạnh đó, Ngân hàng còn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế và từng bước hội nhập v ào nền kinh tế thế giới. Nhưng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân h àng có tính nh ạy cảm rất cao, phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro l ãi suất, rủi ro hối đoái, .nhưng quan nhất là rủi ro tín dụng. C ác con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng chiếm khoảng 70% (Nguồn: bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng, Thái Văn Đại) trong hoạt động của Ngân hàng. Vì thế rủi ro tín dụng có thể gây ra thiệt hại không lường trước được thẩm chí làm phá sản Ngân hàng.
    Lịch sử hoạt động của những Ngân h àng trên thế giới đã ghi nhận nhiều sự sụp đổ của hàng loạt các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng qua những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 - 1933, vụ sụp đổ thị trường cổ phiếu 1987,. và gần đây là cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ 1997 đã đẩy hàng loạt các Ngân hàng đến ngưỡng cửa phá sản.
    Ở Việt Nam trong những năm 1989 - 1990 cũng đã chứng kiến sự sụp đổ của gần 500 quỹ tín dụng đô thị v à hàng ngàn h ợp tác xã nông thôn. Sự rung động của hệ thông Ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm qua cho thấy sự non yếu về nghiệp vụ, chưa quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng.
    Chính vì vậy, việc quản lý để ph òng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, kiểm soát và kiềm chế rủi ro ở mức chấp nhận được. Vì đó là điều cần thiết để hoạt động kinh doanh có được kết quả tốt hơn. Đó cũng là lý do em cho đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng và một số biện pháp ph òng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng”.
    1.1.2. Căn cứ khoa học v à thực tiên
    1.1.2.1 Căn cứ khoa học
    Kể từ khi ra đời đến nay hoạt động của Ngân h àng có nhiều bước nhảy quan trọng và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì hoạt động của Ngân hàng lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của một nước. Tuy nhi ên hoạt động kinh doanh của Ngân h àng trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động tro ng nền kinh tế điều tác động đến hoạt động của Ngân h àng, có thể gián tiếp hoặc trực tiếp gây n ên những sáo trộn bất ngờ v à giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân h àng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại v à phát triển hệ thống Ngân h àng là chất lượng và hiệu quả tín dụng. T hu nhập từ hoạt động tín dụn g chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản cho vay bao giờ cũng có xác suất vở nợ cao hơn so với các khoản đầu tư nó có thể xảy ra bất cứ lúc n ào và hậu quả mà nó gây ra không th ể lường trước đươc. Cho nên trong quá tr ình thực hiện đề tài này em đã vận dụng nhiều kiến thức đã được học từ các môn như nghiệp vụ Ngân hàng, ti ền tệ Ngân hàng, tài chính ti ền tệ, phân tích hoạt động kinh doanh và một số môn chuyên ngành khác, tham khảo một số sách báo, tạp chí kinh tế để tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho Ngân h àng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro v à góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
    1.1.2.2 Căn cứ thực tiên
    Hoạt động Ngân hàng là m ột trong những hoạt động kin h tế có nhiều rủi ro hơn hết. Bởi vì hoạt động chủ yếu của Ngân h àng là đi vay và cho vay, nên Ngân hàng ph ải đối phó với rủi ro từ mọi nguồn gốc. Ngày nay, mặc dù có rất nhiều hình thức kinh doanh mới trong lĩnh vực Ngân hàng, nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các Ngân h àng. Vì thế, rủi ro tín dụng l à một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt đối với Ngân h àng nói chung và MHB chi nhánh Sóc Trăng nói riêng.
    Hoạt động tín dụng chủ yếu của MHB chi nhánh Sóc Tră ng là hoạt động cho vay, việc mở rộng ra các dịch vụ khác chưa nhiều chủ yếu cho vay phục vụ xây dựng, phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, phục vụ nhà ở và tiêu dùng. Vì thế, nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là lãi từ việc cho vay, nhưng ngược lại nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất, đe dọa sự an toàn và uy tín của Ngân hàng và cũng là nguyên nhân chính làm thua l ổ, sụp đổ hệ thống Ngân h àng .
    Từ việc nghiên cứu, phân tích đề tài này, Ngân hàng thấy được chất lượng tín dụng của đơn vị trong các năm qua như thế nào, còn tồn tại những yếu điểm gì. Qua đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân h àng
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Thông qua tình hình ho ạt động thực tế của Ngân hàng đề tài phân tích thực trạng rủi ro tín dụng v à tìm ra nguyên nhân d ẫn đến rủi ro. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm ph òng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nâng cao hiệu quả cho Ngân h àng.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thê
    - Phân tích tình hình ho ạt động kinh doanh qua ba năm 2006 - 2008 (trong đó bao gồm tình hình huy động vốn, tình hình cơ cấu tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh).
    - Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng.
    - Phân tích nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng.
    - Dựa trên các vấn đề trên từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
    1.3. Phạm vi nghi ên cứu
    1.3.1. Không gian
    Đề tài được thực hiện tại Ngân h àng Phát tri ển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng.
    1.3.2. Thời gian
    Số liệu phân tích được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm
    2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...