Luận Văn phân tích rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ptnt

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    _Trang

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .1

    1.1. ĐẶC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1

    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .2

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

    1.2.1. Mục tiêu chung .4

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể .4

    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

    1.4.1. Phạm vi về không gian .5

    1.4.2. Phạm vi về thời gian 5

    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 5

    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 5

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7

    2.1.1. Khái niệm hoạt động ngân hàng .7

    2.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng 7

    2.1.3. Khái niệm rủi ro ngân hàng 8

    2.1.4. Rủi ro tín dụng .8

    2.1.5. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 10

    2.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá tính dụng .11

    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .12

    2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 12

    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .12

    2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .12

    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VÙNG NGHIÊN CỨU 14

    3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 14

    3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tại huyện Tam Bình .14
    3.1.2. Quá trình hình thành và phát triền của ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi

    nhánh Song Phú .15

    3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 15

    3.1.4. Trách nhiệm của từng phòng ban .17

    3.1.5. Các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng .18

    3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 19

    3.2.1. Doanh thu 21

    3.2.2. Chi phí .22

    3.2.3. Lợi nhuận .23

    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG .25

    4.1. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN .25

    4.1.1. Tình hình nguồn vốn 25

    4.1.2. Tình hình huy động vốn .27

    4.1.3. Tình hình cho vay và thu hồi nợ .29

    4.1.3.1. Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo thời hạn .32

    4.1.3.2. Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo loại hình kinh doanh .37

    4.1.3.3. Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo mục đích kinh doanh .43

    4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 49

    4.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng theo thời hạn tín dụng .50

    4.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng theo loại hình kinh doanh 52

    4.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng theo mục đích kinh doanh .53

    4.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 59

    4.3.1. Thuận lợi .59

    4.3.2. Khó khăn .59

    4.3.3. Phương hướng hoạt động của ngân hàng 60

    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG 62

    5.1. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỦI RO TÍN DỤNG .62

    5.2. CĂN CỨ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 63
    5.3. MỐT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN

    DỤNG .64

    5.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong huy động vốn .64

    5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay 65

    5.3.3. Giải pháp đối với công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn .68

    5.3.4. Biện pháp về nhân sự .69

    5.3.5. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro khác 70

    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

    6.1. KẾT LUẬN 72

    6.2. KIẾN NGHỊ 73

    6.2.1. Đối với chính quyền địa phương 73

    6.2.2. Đối với ngân hàng Agribank chi nhánh Song Phú 73

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .7

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu

    Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Tuy nhiên hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại - Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) phải phân tích những điểm mạnh những điểm yếu của mình để đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh nghiệp.

    Theo cam kết khi gia nhập WTO, về hình thức hiện diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, kể từ ngày 1.4.2007, ngoài các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc tham gia thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có thể làm thay đổi bức tranh về thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới, có nghĩa là, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát triển cả dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua/bán, sáp nhập ngân hàng.

    Năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và với ngành ngân hàng. Từ đầu năm đến nay, sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Việc tiếp cận được vốn tín dụng từ ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý
    các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng. Từ những khó khăn trên,

    làm cho dự nợ trên địa bàn có xu hướng giảm nhưng nợ xấu lại có dấu hiệu gia tăng.

    Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2GGS thấp nhất trong

    vòng s năm qua. Tỷ lệ dư nợ của khối tổ chức tín dụng (TCTD) quốc doanh là

    49,91%, các ngân hàng cổ phần là 4G,99%, ngân hàng liên doanh là 4,49%, ngân

    hàng chính sách xã hội là 2,89% và quỹ tín dụng nhân dân là 1,72%. Về chất lượng

    tín dụng, nợ quá hạn tính đến tháng 12 năm 2GGS là 2.497 tỷ đồng, chiếm 9,G6%,

    trong đó, nhóm nợ xấu là 886 tỷ đồng chiếm 3,14%, nhóm nợ có khả năng mất vốn

    là 231 tỷ đồng chiếm G,ss%.

    Bên cạnh đó một số tổ chức tín dụng cho vay chưa khảo sát kỹ khách hàng, phương án khả thi, cho vay vốn sai mục đích, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, có nguy cơ phá sản, ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay. www.donsnai.gov.vn/cong-dan/tin thuongmai l.l.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

    Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng là “quyền sử dụng vốn tiền tệ” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán. Việc các Ngân hàng cấp phát tín dụng vào nền kinh tế chính là hành vi tạo tiền của các ngân hàng. Hành vi tạo tiền của ngân hàng lại dựa trên cơ sở thu hút tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội

    trong nền kinh tế và phạm vi quốc tế.

    Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Vốn không những giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

    Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    Để có thể tạo ra nguồn thu nhập, NHTM phải thực hiện kinh doanh dưới hình

    thức sử dụng vốn có được và việc đầu tư sinh lợi, mà chủ yếu là cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể sử dụng nguồn vốn đó để kinh doanh dưới các dạng đầu tư khác như: Kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn, thành lập các công ty . NHTM có nhiều nghiệp vụ kinh doanh đa dạng, nên rủi ro của nó cũng hết sức phức tạp với một độ nhạy cảm nhất định. Một NHTM thường gặp các loại rủi ro chủ yếu sau đây:

    + Rủi ro lãi suất: Rủi ro gắn liền với sự biến động của lãi suất trên thị trường.

    + Rủi ro hối đoái: Rủi ro gắn liền với sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.

    + Rủi ro thanh khoản: Rủi ro do ngân hàng thiếu nguồn ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiền và của người vay tiền.

    + Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy ra khi cho vay mà NHTM không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn.

    Trong bốn loại rủi ro chủ yếu thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gắn liền với hoạt động của NHTM, vì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng của NHTM và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đầu tư của ngân hàng.

    Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD), nó có thể xảy ra ít hay nhiều phụ thuộc vào chất lượng tín dụng của các TCTD. Song, chính rủi ro tín dụng đang là nỗi trăn trở của các nhà quản trị ngân hàng; đồng hành với rủi ro, thu nhập của các TCTD chiếm gần 9G% từ các khoản đầu tư thông qua hoạt động tín dụng hiện nay.

    Do đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định 493/2GG3-QĐ/NHNN ngày 22/4/2GG3 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, các khoản vay khi đến hạn mà doing nghiệp không trả được nợ thì phải chuyển nợ quá hạn, trích dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, xếp loại, và đánh giá TCTD.

    cái nhìn đúng đắn hơn về việc quản trị rủi ro tín dụng

    trong các hoạt động của ngân hàng, để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra gây

    khó khăn cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO,

    thì vấn đề này lại càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế tôi chọn đề tài “Phân tích rủi

    ro tín dụng và đưa ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng cho ngân

    hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Bình chi nhánh Song

    Phú” để nghiên cứu, qua phân tích có thể rút ra được một số kết luận chung, cũng

    như có thể áp dụng một số giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế tốt nhất

    rủi ro mà ngân hàng có nguy cơ gặp phải.

    1.2. MỤC tiêu nghiên cứu

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm từ năm 2GG6 - 2GGS.

    - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

    - Dựa vào thực trạng phân tích để đưa ra một số biện pháp phòng ngừa và

    hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

    1.3. câu Hỏi nghiên cứu

    - Xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2GG6-2GGS) như thế nào?

    - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm diễn biến ra sao, có vượt qua mức giới hạn rủi ro cho phép hay không?

    - Thực tế ngân hàng có những phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hay chưa?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...