Chuyên Đề Phân tích rủi ro tín dụng tại sacombank – chi nhánh an giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Cơ sở hình thành

    Ngày nay chúng ta đang đựơc chứng kiến hàng ngày sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, việc Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào các tổ chức, các hội nghị đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường quốc tế rộng lớn và đầy tiềm năng; đã tạo ra cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ tốt nhất của các nước.

    Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang khẩn trương nắm bắt những cơ hội, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cho những dự án mới, cải tiến kỹ thuật công nghệ để có thể cạnh tranh trong môi trường mới. Để có thể thực hiện tốt những việc trên thì vấn đề tìm nguồn tài trợ luôn được đặt ra như là vấn đề cấp thiết hàng đầu với tất cả các chủ thể kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, các khoản cấp tín dụng của Ngân hàng luôn được xem là một nguồn tài trợ tốt ngày càng góp phần quan trọng trong việc tạo vốn cho các chủ thể kinh tế hoạt động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong công việc kinh doanh luôn có thể xảy ra thiệt hại xuất phát từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, do đó những rủi ro tiềm ẩn mà Ngân hàng có thể sẽ đương đầu khi cấp tín dụng là rất lớn. Vì lẽ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG”.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu là tìm hiểu những rủi ro mà Sacombank gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, giúp cho hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng ngày càng có chất lượng.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    Sacombank đã thành lập văn phòng đại diện và đi vào hoạt động tại An Giang từ năm 1998, nhưng đến ngày 03/08/2005 mới chính thức trở thành một Chi nhánh cấp 1. Do đó việc tìm hiểu rủi ro tín dụng trong đề tài này chỉ tập trung trong thời gian từ lúc Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động năm 2005 đến cuối năm 2006.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    - Số liệu thứ cấp: tập hợp số liệu từ các báo cáo, tài liệu công bố của Ngân hàng.

    - Phân loại – so sánh số liệu, chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng, đánh giá nguyên nhân, thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.

    - Quan sát hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, tham khảo ý kiến cán bộ tín dụng.

    - Đề xuất ý kiến.


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

    1.1 Cơ sở hình thành . . 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 1

    1.3 Phạm vi nghiên cứu . . 1

    1.4 Phương pháp nghiên cứu . 1


    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

    2.1 Khái quát về tín dụng . 2

    2.1.1 Khái niệm về tín dụng . 2

    2.1.2 Các nguyên tắc tín dụng . 2

    2.1.3 Chức năng của tín dụng 3

    2.1.4 Vai trò của tín dụng 4

    2.1.5 Đối tượng cho vay của Ngân hàng . 5

    2.1.6 Điều kiện cho vay . . 5

    2.1.7 Các phương thức cho vay . 6

    2.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng 7

    2.2.1 Rủi ro tín dụng 7

    2.2.2 Biểu hiện, nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng . 7

    2.3 Doanh số cho vay . 8

    2.4 Doanh số thu nợ . 8

    2.5 Dư nợ . 8

    2.6 Nợ quá hạn . 8

    2.7 Vai trò công tác thẩm định trong việc hạn chế rủi ro . 9

    2.7.1 Khái niệm thẩm định tín dụng . 9

    2.7.2 Vai trò công tác thẩm định trong việc hạn chế rủi ro tín dụng 9

    2.8 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 9

    2.8.1 Tỷ lệ thu nợ . 9

    2.8.2 Tỷ lệ rủi ro tín dụng . 9

    2.8.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 9


    CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ SACOMBANK

    CHI NHÁNH AN GIANG . 10

    3.1 Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín . 10

    3.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang 10

    3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển . . 10

    3.2.2 Cơ cấu tổ chức – quản lý tại Sacombank An Giang . 11

    3.2.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban . 11

    3.2.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng . 14

    3.2.4.1 Thuận lợi . . 14

    3.2.4.2 Khó khăn 14

    3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 . 15

    3.2.6 Các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động năm 2007 – Biện pháp tổ chức thực hiện . 16


    CHƯƠNG 4: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠI

    SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG . 17

    4.1 Doanh số cho vay (DSCV) 17

    4.1.1 Doanh số cho vay – Theo thời hạn tín dụng . 17

    4.1.2 Doanh số cho vay – Theo loại hình cho vay . . 18

    4.2 Doanh số thu nợ (DSTN) . 20

    4.2.1 Doanh số thu nợ - Theo thời hạn tín dụng 21

    4.2.2 Doanh số thu nợ - Theo loại hình cho vay . . 22

    4.3 Dư nợ (DN) 23

    4.3.1 Dư nợ - Theo thời hạn tín dụng 24

    4.3.2 Dư nợ - Theo loại hình cho vay . 25

    4.4 Tìm hiểu tình hình nợ quá hạn (NQH) . 26

    4.5 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tín dụng 29

    4.5.1 Tỷ lệ thu nợ . 29

    4.5.2 Tỷ lệ rủi ro tín dụng . 30

    4.5.3 Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ 30

    4.6 Rủi ro tín dụng – Một số nguyên nhân phát sinh . 31

    4.6.1 Ảnh hưởng của tình hình thị trường, môi trường hoạt động của khách hàng 31

    4.6.2 Nguyên nhân từ phía bản thân khách hàng . 31

    4.6.3 Nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng 32

    4.6.4 Nguyên nhân xuát phát từ tài sản đảm bảo . 32

    4.6.5 Một số trường hợp bảo lãnh của bên thứ 3 để vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng . 32


    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO

    TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG 34

    5.1 Vận dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 34

    5.1.1 Khái niệm . . 34

    5.1.2 Mục đích của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng 34

    5.1.3 Nguyên tắc xây dựng 34

    5.1.4 Phân nhóm khách hàng và các chỉ tiêu đánh giá . 35

    5.1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng trong việc ra quyết định tín dụng . 36

    5.2 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD) 38

    5.3 Công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay . . 39

    5.4 Theo dõi, giám sát khoản vay . 40

    5.5 Một số biện pháp hạn chế NQH . 40


    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...