Luận Văn Phân tích rủi ro tín dụng tại sacombank – chi nhánh an giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

    1.1 Cơ sở hình thành
    Ngày nay chúng ta đang đựơc chứng kiến hàng ngày sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, việc Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào các tổ chức, các hội nghị đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường quốc tế rộng lớn và đầy tiềm năng; đã tạo ra cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ tốt nhất của các nước.
    Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang khẩn trương nắm bắt những cơ hội, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cho những dự án mới, cải tiến kỹ thuật công nghệ để có thể cạnh tranh trong môi trường mới. Để có thể thực hiện tốt những việc trên thì vấn đề tìm nguồn tài trợ luôn được đặt ra như là vấn đề cấp thiết hàng đầu với tất cả các chủ thể kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, các khoản cấp tín dụng của Ngân hàng luôn được xem là một nguồn tài trợ tốt ngày càng góp phần quan trọng trong việc tạo vốn cho các chủ thể kinh tế hoạt động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong công việc kinh doanh luôn có thể xảy ra thiệt hại xuất phát từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, do đó những rủi ro tiềm ẩn mà Ngân hàng có thể sẽ đương đầu khi cấp tín dụng là rất lớn. Vì lẽ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH AN GIANG”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu là tìm hiểu những rủi ro mà Sacombank gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, giúp cho hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng ngày càng có chất lượng.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Sacombank đã thành lập văn phòng đại diện và đi vào hoạt động tại An Giang từ năm 1998, nhưng đến ngày 03/08/2005 mới chính thức trở thành một Chi nhánh cấp 1. Do đó việc tìm hiểu rủi ro tín dụng trong đề tài này chỉ tập trung trong thời gian từ lúc Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động năm 2005 đến cuối năm 2006.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    - Số liệu thứ cấp: tập hợp số liệu từ các báo cáo, tài liệu công bố của Ngân hàng.
    - Phân loại – so sánh số liệu, chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng, đánh giá nguyên nhân, thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
    - Quan sát hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, tham khảo ý kiến cán bộ tín dụng.
    - Đề xuất ý kiến.





    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    2.1 Khái quát về tín dụng
    2.1.1 Khái niệm về tín dụng
    Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
    Vậy cho vay hay cấp tín dụng là loại nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại trong đó Ngân hàng sẽ cấp cho người đi vay một số vốn để SXKD, đầu tư hay tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn gốc và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức quan tâm đến việc trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả để hoàn trả nợ.
    2.1.2 Các nguyên tắc tín dụng
    ` Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
    · Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
    Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay Ngân hàng, có thể nói rằng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay, thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển các quan hệ vay vốn. Do đó, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn, trước hết là tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá, đồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Việc thỏa thuận và sự cụ thể hóa nguyên tắc này như một trong những điều kiện cho vay được sử dụng làm cơ sở để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạt động của các khách hàng vay vốn trong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay Ngân hàng.
    · Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
    Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ giao dịch quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định. Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định. Như vậy, trong khoản thời gian được cam kết thì bên vay có toàn quyền quyết định cách thức sử dụng khoản vay miễn là không sai lệch mục đích thỏa thuận ban đầu và đạt được hiệu quả kinh tế. Khi hết thời hạn cam kết, bên vay phải hoàn lại cho Ngân hàng một lượng giá trị và lúc này quyền sử dụng được chuyển về phía Ngân hàng.
    Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng. Tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của Ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc các Ngân hàng sẽ không thể an toàn một khi cho vay đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, bởi nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động, đó là một bộ phận tài sản của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, Ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu rút tiền của khách hàng khi họ cần. Khi các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của Ngân hàng, gây khó khăn cho các khách hàng khác.
    2.1.3 Chức năng của tín dụng
    - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
    Mặt tập trung của tín dụng thể hiện Ngân hàng là nơi tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Sau đó Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn vay này để thực hiện cấp tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu, đây chính là chức năng phân phối lại vốn tiền tệ. Chính nhờ chức năng này mà những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tận dụng một cách hợp lý cho những nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
    - Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
    Trước hết tín dụng góp phần tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông tiền tệ như thương phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, các loại séc, thẻ thanh toán đã thay thế được một lượng tiền mặt đang lưu hành, qua đó có thể tiết giảm một số chi phí như in và đúc tiền, vận chuyển, bảo quản Mặt khác, hoạt động tín dụng cùng với hệ thống thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế được thúc đẩy, mở ra khả năng lớn cho việc giao dịch thông qua tài khoản dưới các hình thức chuyển khoản, thanh toán bù trừ
    - Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế.
    Chính nhờ thông qua công tác huy động và cho vay của Ngân hàng đã phần nào phản ánh tình hình một số mặt như khối lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn của các cá nhân và tổ chức kinh tế đây là hệ quả rút ra từ chính hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh, việc Ngân hàng yêu cầu minh bạch tình hình tài chính và giám sát hoạt động của khách hàng vay vốn giúp cho Ngân hàng có thể phát hiện những bất thường trong tình hình tài chính, tăng cường kiểm soát bằng tiền đối với các chủ thể kinh tế có sử dụng vốn vay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...