Luận Văn Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Cai Lậy

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 1

    GIỚI THIỆU 6

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 6

    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .7

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .7

    1.2.1. Mục tiêu chung 7

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể .7

    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .8

    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .8

    1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .8

    1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu .8

    CHƯƠNG 2 9

    PHƯƠNG PHÁP LUẬN .9

    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 9

    2.1.1. Rủi ro tín dụng .9

    2.1.2. Những dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng 15

    2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO

    TÍN DỤNG .16

    2.2.1. Hệ số thu nợ (%) 16

    2.2.2. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) .16

    2.2.3. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (%, lần) 16

    2.2.4. Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) .16

    2.2.5. Mức độ rủi ro tín dụng .17

    CHƯƠNG 3 18

    KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT HUYỆN CAI LẬY 18

    3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH CAI LẬY 18

    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 18

    3.1.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành 18

    3.1.3. Quy trình cho vay .20

    3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 21

    CHƯƠNG 4 22

    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH .22

    4.1.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM. 22

    4.1.1. Tình hình huy động vốn .22

    4.1.2. Tình hình sử dụng vốn .24

    4.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

    NHNo&PTNT HUYỆN CAI LẬY .27

    4.2.1. Tình hình cho vay 28

    4.2.2. Tình hình thu nợ của Chi nhánh qua 3 năm .31

    4.2.3. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động tín dụng của NH qua 3 năm .33

    4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH .35

    4.3.1. Tình hình dư nợ của Chi nhánh qua 3 năm 35

    4.3.2. Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh qua 3 năm .37

    Biện pháp giảm nợ quá hạn 41

    4.3.3.Tìnhhình dư nợ xấu 42

    4.3.4. Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng .44

    TÓM LẠI MỘT SỐ THUẬN LỢI và khó khăn .44

    Thuận lợi 44

    Khó khăn 45

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP 47

    5.1. PHÂN TÍCH SWOT .47

    5.1.1. Điểm mạnh .47

    5.1.2. Điểm yếu 47

    5.1.3. Cơ hội .47

    5.1.4. Thách thức 48

    5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 50

    5.2.1. Phân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng và phân loại khách hàng 50

    5.2.2. Thị trường mục tiêu của ngân hàng .50

    5.2.3. Công tác theo dõi, giám sát cho vay 51

    5.2.4. Nâng cao chất lượng, trình độ cho cán bộ tín dụng .53

    5.2.5. Xử lý các khoản nợ quá hạn .55

    5.2.6. Xử lý tín dụng có vấn đề 56

    5.2.7. Quản trị rủi ro .58

    5.2.8. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu .58

    5.2.9. Giải pháp về hoạt động tín dụng 60

    5.2.10. Giải pháp về thu nợ quá hạn và nợ rủi ro .61

    CHƯƠNG 6 62

    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

    6.1. KẾT LUẬN .62

    6.2. KIẾN NGHỊ 62

    6.2.1. Đối với NHNo&PTNT huyện Cai Lậy 62

    6.2.2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang 65

    6.2.3. Đối với các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan .66

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu

    Xu hướng tự do, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng (NH). Hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các NH lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Rủi ro hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ NH. Muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro. Phải chấp nhận có nghĩa là phải sống chung. Hiệu quả kinh doanh của NH tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro. Hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất : từ 60- 70% trong danh mục tài sản có.

    Rủi ro trong hoạt động NH hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ nếu những nghiệp vụ đó không được quản lý theo một quy trình chặt chẽ. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền công nghiệp dịch vụ tài chính - NH ngày càng phát triển mạnh mẽ đang đòi hỏi ngành NH phải có những cải cách mạnh mẽ để giảm rủi ro trong từng hoạt động.

    Vậy, rủi ro và những nội dung của rủi ro là gì? Thực trạng rủi ro hiện nay và những biện pháp nào được coi là hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho NH?

    Thực tế hoạt động tín dụng của NH Việt Nam trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt, hiệu quả tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, bình quân những năm gần đây khoảng 5% và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng.

    Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của NH. Nhưng khi tổn thất lớn, vượt quá khả năng xử lý của NH thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không những cho chính NH đó, mà còn cho cả những NH và doanh nghiệp khác có liên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng, ảnh hưởng tới nền kinh tế. Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, NH thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”. Vì thế, NH gánh chịu rủi ro từ cả 2 phía : người đi

    vay và người cho vay. Đứng trên giác độ là người đi vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi người gửi tiền rút trước hạn; còn đứng trên giác độ là người cho vay, rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay hoàn trả tiền vay không đúng với hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.

    Khi được vào thực tập tại NH là cơ hội tốt để em có thể nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn, vì vậy em đã chọn đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Cai Lậy

    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

    Trong cơ chế thị trường, hoạt động NH luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động NH. Thực tế hoạt động tín dụng của NH thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian qua là một minh chứng cho nhận định này : hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt nam đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách NH đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng, đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại NH, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để từ đó tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro, nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    Phân tích một số hoạt động của NHNo&PTNT huyện Cai Lậy từ năm 2004 đến năm 2006. Cụ thể là :

    - Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn

    - Phân tích thực trạng tín dụng, phân tích tình hình rủi ro tín dụng

    - Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

    - Một số giải pháp hạn chế tình hình rủi ro tín dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...