Luận Văn Phân tích rủi ro Tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) huyện đầm D

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ---oOo---
    Chương 1: GIỚI THIỆU . . 1
    1.1. đẶT VẤN đỀ NGHIÊN CỨU . 1
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài . 1
    1.1.2. Căn cứ thực tiễn . 2
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . .2
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát . .2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . .3
    1.3. PHẠM VI NGHIÊU CỨU . .3
    1.3.1. Phạm vi về thời gian . 3
    1.3.2. Phạm vi về không gian . 3
    1.3.3. Phạm vi về nội dung . .3
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 3
    1.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN . .4
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . .5
    2.1.1. Những vấn đề về ngân hàng . .5
    2.1.1.1. Một số định nghĩa . .5
    2.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại . .6
    2.1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại . .6
    2.1.2. Những vấn đề về rủi ro tín dụng . .6
    2.1.2.1. Khái niệm . .6
    2.1.2.2. Phân loại . 7
    2.1.2.3. đo lường rủi ro tín dụng . .8
    2.1.2.4. đặc điểm rủi ro tín dụng . .8
    2.1.2.5. Những căn cứ để xác định rủi ro tín dụng . .9
    2.1.2.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng . 11
    2.1.2.7. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng . 12
    2.1.2.8. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng . 13

    2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt
    động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng . .14
    2.1.4.1. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh . .14
    2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giả hiệu quả hoạt động và đo lường rủi ro tín dụng 15
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 16
    2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . . 16
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu . 17
    2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu . . 17
    2.2.3.1. Phương pháp so sánh . . 17
    2.2.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả . 18
    Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT đỘNG TẠI NGÂN HÀNG
    NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN đẦM DƠI -
    TỈNH CÀ MAU . . 19
    3.1. VÀI NÉT VỀ HUYỆN đẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU . 19
    3.1.1. điều kiện tự nhiên . . 19
    3.1.1.1. Vị trí địa lý . . 19
    3.1.1.2. điều kiện khí hậu . 19
    3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên . . 20
    3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội . . 20
    3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT
    HUYỆN đẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU . 21
    3.2.1. Lịch sử hình thành . . 21
    3.2.2. Quá trình phát triển của NHNo & PTNT huyện đầm Dơi . . 22
    3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN đẦM
    DƠI - TỈNH CÀ MAU . 22
    3.3.1. Thuận lợi . 22
    3.3.2. Khó khăn . 23
    3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo & PTNT HUYỆN đẦM DƠI -
    TỈNH CÀ MAU . . 23
    3.4.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng . . 23
    3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận . . 24

    3.5. CHỨC NĂNG & HOẠT đỘNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN đẦM
    DƠI - TỈNH CÀ MAU . 25
    3.5.1. Chức năng của NHNo & PTNT huyện đầm Dơi . . 25
    3.5.2. Hoạt động chủ yếu của NHNo & PTNT huyện đầm Dơi . . 25
    3.6. QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT HUYỆN đẦM DƠI -
    TỈNH CÀ MAU . . 25
    3.6.1. Quy trình cho vay trực tiếp . 25
    6.6.2. Quy trình cho vay gián tiếp . 27
    3.7. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT đỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT
    HUYỆN đẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU QUA 3 NĂM . . 28
    3.7.1. Thu nhập . . 28
    3.7.2. Chi phí . . 29
    3.7.3. Lợi nhuận . 29
    3.7.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh . . 30
    3.7.4.1. Hệ số lợi nhuận . . 30
    3.7.4.2. Hệ số doanh lợi . . 31
    3 7.4.3. Hệ số sử dụng tài sản . 31
    3.7.4.4. Thu nhập trên chi phí . . 32
    3.8. đỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN đẦM
    DƠI - TỈNH CÀ MAU TRONG NĂM 2009 . . 32
    3.8.1. Mục tiêu phát triển . . 32
    3.8.2. Phương hướng hoạt động . . 33
    Chương 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
    NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN đẦM DƠI - TỈNH
    CÀ MAU . . 34
    4.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG . . 34
    4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn . 34
    4.1.2. Tình hình huy động vốn . . 38
    4.2. PHÂN TÍCH HOẠT đỘNG TÍN DỤNG & đÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
    HOẠT đỘNG TÍN DỤNG . . 39
    4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng . 39
    4.2.1.1. Tình hình doanh số cho vay . . 39

    4.2.1.2. Tình hình thu nợ . 41
    4.2.1.3. Tình hình dư nợ . . 44
    4.2.4. đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng . . 46
    4.3. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN
    đẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU . . 47
    4.3.1. Phân tích nợ quá hạn theo phân loại nợ . . 47
    4.3.2. Phân tích nợ xấu theo thời hạn . . 51
    4.3.3. Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế . . 53
    4.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU đÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT đỘNG TÍN
    DỤNG & RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN đẦM DƠI
    QUA 3 NĂM (2006 - 2008) . . 58
    4.4.1. Hệ số rủi ro tín dụng . . 58
    4.4.2. Tổng dư nợ trên tổng tài sản . . 59
    4.4.3. Vòng quay vốn tín dụng . 59
    4.4.4. Nợ xấu trên dự phòng rủi ro tín dụng . 60
    4.4.5. Thời gian thu nợ . . 60
    4.4.6. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động . 61
    4.4.7. Hệ số thu nợ . . 61
    4.5. NGUYÊN NHÂN DẪN đẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo &
    PTNT HUYỆN đẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU . . 62
    4.5.1. Từ phía ngân hàng . . 62
    4.5.2. Từ phía khách hàng . 66
    4.5.3. Từ đảm bảo tín dụng . . 66
    4.5.4. Nguyên nhân khác . . 67
    4.6. đÁNH GIÁ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
    HUYỆN đẦM DƠI . . 67
    Chương 5: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
    NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN đẦM DƠI -
    TỈNH CÀ MAU . . 69
    5.1. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG . . 69
    5.1.1. Sàng lọc khách hàng tiềm năng . 70
    5.1.2. Xét duyệt trước khi cho vay và giám sát sau khi cho vay . . 70

    5.1.3. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược
    của ngân hàng . . 71
    5.1.4. Nâng cao trình độ kỹ năng của cán bộ trong ngân hàng . . 72
    5.1.5. Bảo hiểm tín dụng . 72
    5.1.6. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng . . 73
    5.1.7. Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay . . 73
    5.1.8. Hạn chế cho vay . . 74
    5.1.9. đa dạng hóa các danh mục đầu tư tín dụng . 74
    5.1.10. Lập quỹ dự phòng rủi ro . 74
    5.1.11. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng . . 74
    5.1.12. Tăng vốn tự có . 75
    5.1.13. Thường xuyên theo dõi những biến động trong, ngoài nước và tăng
    cường công tác kiểm tra nội bộ . . 75
    5.1.14. Phối hợp các cơ quan địa phương trong việc thu hồi nợ . 75
    5.2. BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG . . 76
    Chương 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ . . 78
    6.1. KẾT LUẬN . 78
    6.2. KIẾN NGHỊ . 80
    6.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước . . 80
    6.2.2. Kiến nghị đối với chi nhánh . 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82



    TÓM TẮT
    -----oOo----
    Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển NHNo & PTNT huyện đầm
    Dơi được biết đến là NH thành công và có uy tín. Tuy nhiên đi cùng với những
    khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu,
    chất lượng TD của NHNo & PTNT huyện đầm Dơi đang có những dấu hiệu
    giảm sút nghiêm trọng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao và có xu hướng tăng lên. Do
    đó nâng cao chất lượng TD thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro TD là
    nhiệm vụ hàng đầu của NHNo & PTNT huyện đầm Dơi - tỉnh Cà Mau trong giai
    đoạn hiện nay. Hoạt động kinh doanh của NH luôn gắn liền với chất lượng TD.
    Nên việc nâng cao chất lượng TD tại NH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quyết
    định sự tăng trưởng hoạt động TD của các NH, đảm bảo cho NH hoạt động an
    toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính sách tiền
    tệ quốc gia. Với ý nghĩa đó, cần phải đánh giá chất lượng TD, tìm ra nguyên
    nhân, làm cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng TD của các NH trong
    nền kinh tế nhằm đảm bảo hệ thống NH phát triển an toàn.
    Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro TD và quản trị rủi ro TD, luận văn
    đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro TD, cũng như
    công tác quản trị rủi ro TD tại NHNo & PTNT huyện đầm Dơi, chỉ ra những
    mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải
    pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro TD trên cơ sở những quan
    điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới của NH. Một số
    giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của NH, tác giả đã đề xuất và kiến nghị để
    hỗ trợ cho sự tăng trưởng TD bền vững.
    đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro TD trong kinh doanh
    NH cùng với những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác TD của tác giả trong
    quá trình thực tập tại NH. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết
    và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng nên đề tài
    nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót - hạn chế, rất mọng sự đóng góp ý
    kiến chân thành để đề tài được hoàn thiện hơn.





    Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện đầm Dơi - tỉnh Cà Mau
    Chương 1:
    GIỚI THIỆU
    1.1. đẶT VẤN đỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:
    Ngân hàng (NH) là ngành kinh doanh đặc biệt vì cả nguyên liệu lẫn sản
    phẩm kinh doanh đều là tiền tệ. Có đối tượng phục vụ rất đa dạng, ở nhiều ngành
    nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế và hoạt động của NH lại dựa trên yếu tố tâm lý hết
    sức nhạy cảm đó là niềm tin. Nên trong giai đoạn này, khi mà kinh doanh NH trở
    nên sôi động với lợi nhuận khổng lồ, song hành cùng rủi ro không thể dự đoán,
    thì việc nhà quản trị có những chiến lược phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận,
    giảm thiểu rủi ro là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NH.
    Trong một nền kinh tế, hệ thống NH đóng vai trò quan trọng là cầu nối
    giữa các nơi thừa và thiếu vốn. Hệ thống NH có đủ “sức khỏe” thì nền kinh tế
    mới có thể vững mạnh. đất nước ta đang có sự chuyển mình với những bước đi
    đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
    hội, cùng với việc Việt Nam (VN) trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
    Thương mại thế giới (WTO), mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi doanh nghiệp, mọi
    lĩnh vực. Trong đó chúng ta không thể không nói tới một lĩnh vực hết sức nhạy
    cảm đó chính là NH. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến
    cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội mở ra
    nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Vì vậy trong thời kỳ hội nhập như vậy,
    hoạt động NH phải phát triển hơn nữa để đảm bảo được nhu cầu vốn trong nước,
    tăng khả năng cạnh tranh với những NH nước ngoài đã và đang thành lập ở VN.
    Trong kinh doanh NH thì hoạt động tín dụng (TD) là một trong những
    hoạt động tạo ra giá trị nhiều nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất cho NH. Hoạt
    động TD là nghiệp vụ chủ yếu, nó chiếm từ 70 - 90% thu nhập của NH, nhưng
    rủi ro mang lại là lớn nhất. Mặt khác trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới
    chúng ta cần phải cải cách và hoàn thiện toàn bộ hệ thống nhằm nâng cao chất
    lượng TD và giảm thiểu rủi ro TD. Trước tình hình cấp thiết đó, em quyết định
    chọn đề tài “Phân tích rủi ro TD tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
    thôn (NHNo & PTNT) huyện đầm Dơi - tỉnh Cà Mau” để đưa ra những biện
    pháp nhằm giảm thiểu rủi ro của NH.

    1.1.2. Căn cứ thực tiễn
    Tài chính, NH là huyết mạch là phong vũ biểu phản ánh sức khỏe của một
    nền kinh tế. đối với VN - nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, hệ thống
    tài chính càng có vai trò quan trọng hơn, đặc biệt trong huy động vốn, khai thác
    mọi nguồn lực nhàn rỗi để đầu tư hiệu quả vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế
    đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. So với các ngành kinh tế
    khác, hoạt động tài chính, NH có những đặc điểm riêng. Tính đặc thù thể hiện rất
    rõ ở Agribank, khách hàng của Agribank có thể là các hộ sản xuất kinh doanh,
    các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, kinh doanh bất động sản, chứng khoán,
    Năm 2008 là năm mà cơn bão suy thoái kinh tế lan ra khắp toàn cầu gây
    biến động lớn cho nền kinh tế thế giới. đất nước vừa gia nhập WTO, không tránh
    khỏi những hệ lụy, không nằm ngoài vùng phủ sóng của nền kinh tế toàn cầu.
    Agribank là một NH lớn, là huyết mạch của nền kinh tế đất nước trong hệ thống
    của ngân hàng thương mại (NHTM), có mạng lưới rộng khắp cả nước với 2.200
    chi nhánh và phòng giao dịch khắp cả nước vẫn vượt lên phía trước khẳng định
    vị thế và sức mạnh của một NH đi đầu trong chiến lược kinh tế gánh vác trọng
    trách là kênh dẫn vốn quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của đất nước.
    Ở nước ta hiện nay, mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng ngừa từ phía
    ngân hàng nhà nước (NHNN), NHNo & PTNTVN, nhưng chất lượng TD vẫn
    còn chứa đựng nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro trong TD nông nghiệp. Trong xu thế
    mở cửa, nếu từng chi nhánh của Agribank không có những giải pháp hạn chế rủi
    ro TD đi kèm với tăng trưởng TD thì nguy cơ thua lỗ, thậm chí sẽ phá sản là rất
    lớn. Vì bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại đều phải đặt mục tiêu lợi
    nhuận lên hàng đầu, Agribank không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhưng
    Agribank là một NHTM quốc doanh, một doanh nghiệp nhà nước (NN). Do vậy
    càng có trách nhiệm nặng nề hơn trước cộng đồng, xã hội, trước đảng và NN.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát
    Hoạt động TD trong NH luôn đi kèm với những rủi ro TD. Giảm thiểu rủi
    ro TD luôn là vấn đề được quan tâm trong NH. Tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro
    là yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của NH. Vì vậy, đề tài tập trung
    tìm hiều về nguyên nhân gây ra rủi ro TD của NH, từ đó đề xuất các giải pháp
    phù hợp để giảm thiểu rủi ro TD, nâng cao chất lượng TD.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu tổng quát đề tài tập trung
    nghiên cứu những nội dụng sau:
    - Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động TD của NH từ 2006 - 2008.
    - Phân tích thực trạng rủi ro TD, tình hình nợ xấu của NH qua 3 năm.
    - Tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi ro TD cho NH.
    - đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro TD.
    1.3. PHẠM VI NGHIÊU CỨU
    1.3.1. Phạm vi về thời gian
    đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 tháng từ 02/02/2009 đến
    01/05/ 2009.
    1.3.2. Phạm vi về không gian
    đề tài được nghiên cứu tại NHNo & PTNT huyện đầm Dơi. Do thời gian
    nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ đưa ra những nhận xét chung dựa trên sự đánh
    giá của cá nhân về những yếu tố phân tích, trên cơ sở hiểu biết về NH trong quá
    trình thực tập. Sử dụng số liệu từ năm 2006 đến năm 2008.
    1.3.3. Phạm vi về nội dung
    Vì kiến thức và thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và
    phong phú tại NH có hạn nên luận văn tập trung đề cập một số vấn đề sau đây:
    - Phân tích hoạt động TD và rủi ro TD theo thành phần kinh tế và thời hạn
    trong hoạt động TD của NHNo & PTNT huyện đầm Dơi - tỉnh Cà Mau.
    - đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TD và hạn chế
    rủi ro TD của NHNo & PTNT huyện đầm Dơi - tỉnh Cà Mau.
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    Sau đây là một số đề tài về phân tích rủi ro TD mà tác giả đã sưu tầm được
    để làm tài liệu tham khảo:
    Lê Phúc Hậu (2006), Luận văn tốt nghiệp, Phân tích rủi ro TD tại NH đầu tư
    & Phát triển Cần Thơ, lớp Tài chính - NH 02 Khóa 29, Trường đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Khánh Ly (2006), Luận văn tốt nghiệp, Phân tích thực trạng và
    giải pháp để hạn chế rủi ro TD tại NHNo & PTNT huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh
    Long, lớp Tài chính - NH 02 Khóa 29, Trường đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Xuân Hoan (2006), Luận văn tốt nghiệp, Phân tích và phòng ngừa
    rủi ro TD tại NH Công Thương huyện Mỏ Cày - tỉnh Bến Tre, lớp Tài chính -
    NH 02 Khóa 29, Trường đại học Cần Thơ.

    Theo những tài liệu mà em đã thu thập được thực hiện bởi các tác giả trên
    thì đều nhằm mục tiêu là nắm bắt được tình hình TD, rủi ro TD ở địa điểm NH
    mà các tác giả tham gia thực tập. Từ đó có những giải pháp cho các hoạt động
    của các NH đó có hiệu quả hơn.
    Từ việc tham khảo những tài liệu trên đã phần nào hữu ích cho đề tài của
    em là muốn phân tích được tình hình rủi ro TD của một NH nào đó thì sử dụng
    các chỉ tiêu doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, nợ xấu. Bên
    cạnh đó còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TD của NH nhằm nêu bật
    lên được tình hình rủi ro của NH. Và đây cũng là hướng đi cho đề tài “Phân tích
    rủi ro TD tại NHNo & PTNT huyện đầm Dơi - tỉnh Cà Mau” của em. Tuy
    nhiên, để hiểu rõ hơn tình hình rủi ro TD của trong 3 năm (2006 - 2008) thì bên
    cạnh việc vận dụng phương pháp nghiên cứu của các đề tài trước thì đề tài này
    còn có sử dụng phương pháp thu thập số liệu tương đối chính xác nhờ được sự
    hướng dẫn của cán bộ TD tại NH, tham gia trực tiếp vào quá trình cho vay khách
    hàng - cùng cán bộ TDNH đi đến hộ vay để thẩm định cho vay, làm hồ sơ cho
    khách hàng vay, xử lý những rủi ro khi cho vay nên có phần nào nắm được tình
    hình TD cũng như rủi ro TD tại NH. Và đặc biệt là đề tài này sẽ được tập trung
    vào nội dung chính là rủi ro TD hơn.
    1.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Chương 1: Giới thiệu
    Chương 2: Phương pháp luận & phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt động tại NHNo & PTNT huyện đầm
    Dơi - tỉnh Cà Mau
    Chương 4: Phân tích rủi ro TD tại NHNo & PTNT huyện đầm Dơi - tỉnh
    Cà Mau
    Chương 5: Biện pháp hạn chế rủi ro TD tại NHNo & PTNT huyện đầm
    Dơi - tỉnh Cà Mau
    Chương 6: Kết luận & kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...