Luận Văn Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    – { —


    1. Cơ sở hình thành đề tài.
    Sau hơn 20 năm thay đổi từ nền kinh tế lạc hậu bao cấp sang kinh tế thị trường cạnh tranh, hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới và phát triển, đời sống kinh tế ngày một nâng cao. Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, hệ thống NHTM đóng một vai trò quan trọng, Ngân hàng vừa là “người đi vay” vừa là “người cho vay”, là một trung gian tài chính điều tiết nguồn vốn trong xã hội từ nơi thừa sang nơi thiếu để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
    Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước đồng thời mở ra nhiều cơ hội thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu cho các ngành nghề chủ lực của nước ta nhưng bên cạnh đó việc gia nhập WTO cũng đặt ra rất nhiều khó khăn và thách thức trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng khi mà ngày càng có nhiều chi nhánh của các Ngân hàng nước ngoài đầu tư ở nước ta, các Ngân hàng trong nước cần phải phát huy được ưu điểm, nâng cao khả năng cạnh tranh mà nhất là chất lượng tín dụng bởi lẻ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM nước ta, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đâù tư của các Ngân hàng và chiếm từ 70% - 90% thu nhập của các Ngân hàng hiện nay.
    Trong bối cảnh hiện nay bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro. Đặc biệt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh được những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh của các NHTMVN đang có những bước phát triển mạnh mẽ và khá sôi động. Hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực kinh doanh giữa các Ngân hàng lớn hơn và cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên. Rủi ro có mặt trong từng nghiệp vụ Ngân hàng, Ngân hàng muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro.
    Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà Ngân hàng sẽ gặp phải, và đương nhiên sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng trong thời kỳ kinh tế phát triển, các NHTM đã quá mải mê chạy theo các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, tập trung chủ yếu vào các mục tiêu trước mắt mà lơ là việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng cùng với những kiến thức có được trong quá trình học tập tại trường và nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng, em quyết định chọn đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu để phản ánh rỏ hơn tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối sự an toàn và vững mạnh của các NHTM nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng nói riêng.

    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    2.1. Mục tiêu chung.
    Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng trong 3 năm 2008, 2009, 2010 từ đó đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng trong thời gian tới.
    2.2.Mục tiêu cụ thể.
    Ø Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.
    Ø Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.
    Ø Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng trong tương lai.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu.
    Các số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phòng Kế toán và phòng Quan hệ khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2008 – 2010, đây là các số liệu chi tiết về hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu.
    Ø Phương pháp phân tích tổng quát: Đưa ra nhận xét chung về vấn đề phân tích để đánh giá một cách tổng quát vấn đề.
    Ø Phương pháp phân tích chi tiết: Đánh giá cụ thể từng phần riêng biệt trong tổng thể để đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho từng phần.
    Ø Phương pháp so sánh tỷ trọng từng khoản mục: Phương pháp này xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích.
    Ø Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối giữa các năm 2008, 2009, 2010.
    Ÿ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
    Dy = y­[SUB]1[/SUB] - y­[SUB]0[/SUB]
    Trong đó:
    Y[SUB]0[/SUB]: chỉ tiêu năm trước
    Y[SUB]1[/SUB]: chỉ tiêu năm sau
    Dy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
    Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
    Ÿ Phương pháp so sánh bằng số tương đối:
    Dy = [​IMG] * 100%
    Trong đó:
    Y[SUB]0[/SUB]: chỉ tiêu năm trước
    Y[SUB]1[/SUB]: chỉ tiêu năm sau
    Dy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
    Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
    Ø Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết hợp với biểu bảng và đồ thị để phân tích những số liệu cần thiết làm cơ sở phân tích các chỉ tiêu.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    4.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng rất đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau như: Huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, kiều hối, bảo lãnh, tiết kiệm Tuy nhiên do thời gian có hạn nên em chỉ đi sâu nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    4.2.1. Phạm vi về không gian.
    Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.
    4.2.2. Phạm vi về thời gian.
    Ø Đề tài được thực hiện từ ngày 17/01/2010 đến 25/04/2011.
    Ø Các số liệu phân tích trong đề tài là số liệu trong thời gian 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010.
    5. Ý nghĩa của đề tài.
    Tìm hiểu tình hình hoạt động tín dụng cũng như là rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng, qua đó rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.
    6. Bố cục nội dung nghiên cứu.
    Phần Mở đầu.
    Phần Nội dung:
    Chương 1: Cơ sở lý luận.
    Chương 2: Thực rạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.
    Chương 3: Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.
    Phần Kết luận, Kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...