Luận Văn Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 22/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam


    MỤC LỤC
    Danh mục từ viết tắt
    Danh mục bảng biểu
    Chương 1: Khái quát về rủi ro và phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
    chính trong doanh nghiệp 01
    1.1 Tổng quan về rủi ro và phân tích rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính trong doanh
    nghiệp .01
    1.1.1Tổng quan về rủi ro 01
    1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro 01
    1.1.1.2 Những nguyên nhân gây nên rủi ro 02
    1.1.1.3 Phân loại rủi ro .03
    1.1.2 Khái quát về phân tích rủi ro trong doanh nghiệp .05
    1.1.2.1Sự cần thiết phải phân tích rủi ro trong doanh nghiệp 05
    1.1.2.2 Các nguồn thông tin để phân tích rủi ro . 06
    1.1.2.3 Phương pháp phân tích rủi ro .08
    1.2 Nội dung phân tích rủi ro kinh doanh 09
    1.2.1 Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên 09
    1.2.1.1 Phương sai và độ lệch chuẩn 09
    1.2.1.2 Hệ số biến thiên 10
    1.2.2 Phân tích rủi ro kinh doanh qua đòn bẩy kinh doanh 10
    1.2.3 Phân tích rủi ro kinh doanh qua mức độ phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi
    phí cố định 11
    1.3 Nội dung phân tích rủi ro tài chính 13
    1.3.1 Các quan điểm phân tích rủi ro tài chính 13
    1.3.2 Nội dung phân tích rủi ro tài chính .14
    1.3.2.1 Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên của ROE 14
    1.3.2.2 Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính 15
    1.3.2.3 Phân tích rủi ro tài chính thông qua khả năng thanh toán 16
    1.3.2.4 Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ nhảy cảm với lãi suất, biến động giá
    cả và tỷ giá 17
    Chương 2: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tàichính ở Công ty cổ phần
    Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 19
    2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam 19
    2.1.1 Sự hình thành, đặc điểm và chức năng của Côngty .19
    2.1.1.1 Lịch sử hình thành 19
    2.1.1.2 Quá trình phát triển 19
    2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty .21
    2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh 21
    2.1.2.2 Tình hình hoạt động .21
    2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty .21
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty .22
    2.1.3.1 Bộ máy quản lý tại Công ty .22
    2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy quản lý .23
    2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm
    2008 đến năm 2011 25
    2.2 Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chínhở Công ty cổ phần Lâm đặc sản
    xuất hẩu Quảng Nam 27
    2.2.1 Phân tích rủi ro kinh doanh tại Công ty 27
    2.2.1.1 Nhận diện rủi ro kinh doanh tại Công ty 27
    2.2.1.2 Phân tích rủi ro kinh doanh tại Công ty . 30
    Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên doanhthu .31
    Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên lợi nhuận 36
    Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên ROA .45
    Phân tích rủi ro kinh doanh qua đòn bẩy kinh doanh và mức phân bổ giữa
    định phí và biến phí .48
    2.2.2 Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty 50
    2.2.2. 1 Nhận diện rủi ro tài chính tại Công ty .50
    2.2.2.2 Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty 51
    Phân tích rủi ro tài chính qua độ biến ROE 51
    Phân tích rủi ro tài chính qua đòn bẩy tài chính .56
    Phân tích rủi ro tài chính qua tính thanh khoản .58
    Phân tích rủi ro tài chính qua độ nhạy cảm với lãi suất, biến động giá cả và tỷ
    giá 59
    2.3 Nhận xét chung về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của Công ty .62
    2.3.1 Những thế mạnh của Công ty 62
    2.3.2 Những điểm yếu mà Công ty cần khắc phục để nétránh và giảm bớt rủi ro
    kinh doanh và rủi ro tài chính 63
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro kinhdoanh và rủi ro tài
    chính ở Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu QuảngNam .64
    3.1 Tình hình công tác phân tích, đánh giá rủi ro tại Công ty .64
    3.2 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh 64
    3.2.1 Giải pháp tăng trưởng doanh thu Công ty ổn định 64
    3.2.1.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ 65
    3.2.1.2 Mở rộng loại hình kinh doanh 66
    3.2.1.3 Thực hiện tốt Công tác phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và
    Công tác phân tích, đánh giá rủi ro 68
    3.2.2 Giải pháp kiểm soát chi phí cho Công ty 68
    3.2.2.1 Giải pháp nhằm hạn chế sự biến động chi phído tác động của môi trường
    kinh doanh 69
    3.2.2.2 Giải pháp về quản lý, kiểm soát chi phí củaCông ty 70
    3.3 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính 74
    3.3.1 Lựa chọn chính sách tài trợ hợp lý theo hướnggiảm bớt tỷ lệ nợ 74
    3.3.1.1 Phát hành cổ phiếu .74
    3.3.1.2 Huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp 74
    3.3.1.3 Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu 74
    3.3.1.4 Dự toán nhu cầu vốn lưu động của Công ty đểchủ động trong việc huy động
    vốn 75
    3.3.2 Hạn chế biến động của chi phí lãi vay 75
    3.3.3 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Công ty 76
    3.3.4 Giải pháp giảm rủi ro tỷ giá hối đoái 77
    KẾT LUẬN .80
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    CP : Chi phí
    CPBH : Chi phí bán hàng
    ĐBKD : Đòn bẩy kinh doanh
    EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
    GVHB : Giá vốn hàng bán
    LNTT :Lợi nhuận trước thuế
    QLDN : Quản lý doanh nghiệp
    ROA : Khả năng sinh lời của tổng tài sản
    RE : Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
    ROE : Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
    UBND : Ủy Ban Nhân Dân
    VCSH : Vốn chủ sở hữu
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
    Bảng
    Bảng 2.1: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinhdoanh của Công ty giai đoạn
    2008 – 2011 26
    Bảng 2.2: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên doanh thu của FOREXCO 31
    Bảng 2.3: So sánh hệ số biến thiên Doanh thu giữa các công ty .31
    Bảng 2.4: Phân tích biến động doanh thu giữa các công ty .35
    Bảng 2.5: Hệ số biến thiên lợi nhuận kinh doanh giai đoạn 2008 - 2011 của Forexco
    36
    Bảng 2.6: So sánh hệ số biến thiên Lợi nhuận kinh doanh giữa các công ty .37
    Bảng 2.7: Phân tích biến động Lợi nhuận kinh doanh giữa các công ty giai đoạn
    2008 - 2011 37
    Bảng 2.8: Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuậncủa Forexco .39
    Bảng 2.9: Biến động các loại chi phí của Forexco giai đoạn 2007-2011 40
    Bảng 2.10: Hệ số biến thiên RE của Forexco giai đoạn 2008-2011 46
    Bảng 2.11: So sánh hệ số biến thiên RE giữa các công ty .46
    Bảng 2.12: Tỷ trọng định phí trên tổng chi phí 48
    Bảng 2.13: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của Forexco giai đoạn 2008-2011 49
    Bảng 2.14: ROE của Forexco giai đoạn 2008-2011 52
    Bảng 2.15: Hệ số biến thiên ROE của Forexco giai đoạn 2008-2011 .52
    Bảng 2.16: So sánh hệ số biến thiên ROE giữa các công ty 42
    Bảng 2.17: Tôc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh ROE của Forexco giai đoạn
    2008 - 2011 53
    Bảng 2.18: Cơ cấu nợ của Forexco giai đoạn 2008-2011 54
    Bảng 2.19: Độ lớn đòn bẩy tài chính của Forexco giai đoạn 2008 - 2011 56
    Bảng 2.20: Độ lớn đòn bẩy tài chính của Đức Thành và Thuận An giai đoạn
    2008 - 2011 .57
    Bảng 2.21: Hệ số thanh toán hiện hành giữa các côngty giai đoạn 2008-2011 58
    Bảng 2.22: Hệ số thanh toán nhanh giữa các công ty giai đoạn 2008-2011 58
    Bảng 2.23: Hệ số thanh toán lãi vay giữa các công ty giai đoạn 2008-2011 .59
    Bảng 2.24: Biến động chi phí lãi vay và tỷ trọng Nợvay ngắn hạn/Tổng nợ của
    Forexco giai đoạn 2008-2011 .60
    Bảng 2.25: Tỷ trọng Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/ (EBIT+Lỗ chênh lệch tỷ giá
    đã thực hiện) giữa các công ty giai đoạn 2008-2011 .61
    Biểu đồ
    Biểu đồ 2.1: Mức độ biến động tổng doanh thu của Forexco giai đoạn 2008 - 2011
    32
    Biểu đồ 2.2: Biến động lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Forexco giai đoạn
    2008 - 2011 38
    Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng chi phí trên tổng doanh thu của Forexco giai đoạn
    2008 - 2011 39
    Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các loại chi phí trên doanh thu thuần bán hàng của Forexco
    giai đoạn 2008 - 2011 .41
    Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các loại chi phí trên doanh thu của Đức Thành giai đoạn
    2008 - 2011 .44
    Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các loại chi phí trên doanh thu của Thuận An giai đoạn
    2008 - 2011 45
    Biểu đồ 2.7: Biến động RE của Forexco và hai công ty cùng ngành giai đoạn
    2008 - 2011 47
    Biểu đồ 2.8: Sự biến động ROE của các công ty giai đoạn 2008-2011 .53
    Biểu đồ 2.9: Tỷ suất Nợ của Forexco và hai công ty cùng ngành giai đoạn
    2008 - 2011 56
    Sơ đồ
    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty .22
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Trong bối cảnh “con tàu” Việt Nam đã ra biển lớn, vượt sóng hội nhập, khi
    nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập vào “sân chơi’’ chung của toàn cầu với rất nhiều
    những cơ hội và thách thức to lớn đan xen vào nhau,bởi “lực đẩy” của cạnh tranh
    và hội nhập, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Chính vì
    vậy, vấn đề phân tích rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành vấn đề thu hút được sự
    quan tâm của đông đảo mọi người và càng ngày càng tở nên bức thiết hơn bao giờ
    hết.
    Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có sự biến động to
    lớn về nhiều mặt ảnh hưởng đến đa số các ngành nghềkinh doanh trong đó có
    ngành gỗ, là ngành hiện đang có kim ngạch xuất khẩuthứ 5 trên cả nước. Đi từ suy
    thoái nặng nề năm 2008, 2009 khi khủng hoảng kinh tế và lạm pháp xảy ra cho đến
    sự phục hồi khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại. Đến nay, Việt Nam đã trở
    thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ nhất nhì Đông Nam Á. Tuy nhiên bên cạnh sự
    phát triển đó các doanh nghiệp ngành gỗ luôn phải đối đầu với những khó khăn và
    rủi ro khó lường đến từ bản thân doanh nghiệp hay môi trường kinh doanh như giá
    nguyên vật liệu tăng, nhu cầu tiêu dùng không ổn định . Những điều này đã gây
    không ít khó khăn cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần
    Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam nói riêng.
    Trong điều kiện như vậy Công ty phải đối mặt ngày càng nhiều với rủi ro.
    Do đó bên cạnh việc phân tích hiệu quả, để có thể xem xét, đánh giá một cách đầy
    đủ, chính xác tình hình tài chính của Công ty thì việc đo lường phân tích các rủi ro
    để hạn chế tổn thất và phát huy hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm và rất cần
    thiết.
    Với ý nghĩa quan trọng của việc phân tích rủi ro của doanh nghiệp và xuất
    phát từ thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu
    Quảng Nam, đặc biệt là sự gợi ý, hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô Nguyễn Bích
    Hương Thảo em đã chọn đề tài “Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
    tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam’’làm đề tài tốt nghiệp
    của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Mục đích của đề tài này nhằm đưa ra những lý luận cơ bản nhất về phân tích
    rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ở
    Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam và đưa ra một số giải pháp
    nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ở Công ty.
    2
    3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu của đề tài
    Đối tượng của đề tài: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong doanhnghiệp.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích rủi
    ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng
    Nam.
    Số liệu phân tích được thu thập từ năm 2008 đến năm 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để nội dung phân tích đúng với tình hình thực tế tại Công ty, em đã sử dụng
    kết hợp các phương pháp phân tích sau: phương pháp so sánh, phương pháp cân
    đối, phương pháp phân tích tương quan, phương pháp phân tích nguồn số liệu chủ
    yếu lấy từ báo cáo tài chính. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro
    thực tế của Công ty theo phương pháp phân tích báo cáo tài chính và từ đó đưa ra
    kết luận cùng một số giải pháp để kiểm soát rủi ro tại Công ty.
    5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
    Đề tài gồm có 3 chương:
    CHƯƠNG 1: Khái quát về rủi ro và phân tích rủi ro kinh doanh và rủi
    ro tài chính trong doanh nghiệp
    CHƯƠNG 2: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ở Công ty
    cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam
    CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh và rủi
    ro tài chính ở Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất hẩuQuảng Nam
    Do kiến thức còn hạn hẹp, tài liệu còn nhiều thiếu sót và thời gian trải nghiệm thực
    tế còn nhiều hạn chế nên dù đã cố găng hết sức nhưng đề tài sẽ không thể tránh khỏi
    những thiếu sót. Rất mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các cô chú phòng kế
    toán của Công ty để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
    1
    CHƯƠNG 1
    KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH
    VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
    1.1 Tổng quan về rủi ro và phân tích rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính trong
    doanh nghiệp
    1.1.1 Tổng quan về rủi ro
    1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro
    Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác
    nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩarủi ro khác nhau. Những định
    nghĩa này rất phong phú và đa dạng nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường
    phái lớn:
    ∗ Theo trường phái truyền thống:Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự
    tổn thất mất mát, nguy hiểm. Đó là sự giảm sút về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận
    thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bắc trắc ngoài ý
    muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu
    đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại theo quan điểm này rủi
    ro mang tính tiêu cực.
    ∗ Theo trường phái hiện đại: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa
    mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất
    mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.
    Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế
    những rủi ro tiêu cực, chớp lấy những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
    Thường thì các định nghĩa được phát biểu tùy theo quan điểm của từng
    người, từng ngành. Chẳng hạn theo quan điểm của bảohiểm, rủi ro được định nghĩa
    là sự tổn thất ngẫu nhiên, là khả năng có thể gây ra tổn thất, là khả năng có thể xuất
    hiện một biến cố không mong đợi. Theo quan điểm củacác nhà đầu tư, rủi ro lại
    được định nghĩa là không có được NPV, IRR như dự tính. Còn theo sác xuất và
    thống kê thì rủi ro là biến cố ngẫu nhiên có thể đolường bằng xác suất. Theo quan
    điểm hiện đại, rủi ro được định nghĩa là: “khả năng sẽ xảy ra một kết quả có lợi hay
    không có lợi từ mối nguy hiểm hiện hữu”.
    Đối với doanh nghiệp, rủi ro là bất cứ điều gì có khả năng ngăn cản sự phát
    triển của doanh nghiệp, có những rủi ro xâm nhập từbên ngoài doanh nghiệp cũng
    như phát sinh bên trong doanh nghiệp. Mỗi một doanhnghiệp khi thực thi những
    chiến lược hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụcủa mình không thể không
    tránh khỏi việc đương đầu với những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Chẳng
    hạn, một doanh nghiệp xuất khẩu bất ngờ phải đối mặt với một vụ kiện chống bán
    phá giá dẫn tới những thua thiệt trong đơn đặt hànghay công nhân của nhà máy đột
    2
    ngột đình công làm ngưng trệ sản xuất, giá của nguyên liệu đầu vào tăng đột biến
    trong khi giá bán sản phẩm không đổi làm lợi nhuận bị sụt giảm mạnh Những rủi
    ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ và dẫn đếnthiệt hại, ảnh hưởng đến mục
    tiêu của doanh nghiệp.
    1.1.1.2 Những nguyên nhân gây nên rủi ro
     Nguyên nhân khách quan:
    Là những nguyên nhân xảy ra ngoài ý muốn, ngoài sự kiểm soát và không phải từ
    hành động trực tiếp của con người bao gồm:
    + Nhóm nguyên nhân đến từ những điều kiện tự nhiên bất lợi như: gió, bão, sóng
    thần, động đất, núi lửa , các dịch bệnh có xu hướngngày càng gia tăng và lan
    nhanh.
    + Nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh luôn tìm
    ẩn những nguy cơ rủi ro cao cho những ai không nhậnbiết, vận dụng quy luật
    kinh tế, chớp thời cơ kinh doanh, thích nghi với tính cạnh tranh Sự thay đổi
    của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước và Chính phủ đã tác động đến
    hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (chính sách phát triển kinh tế xã hội,
    chinhs sách ngoại giao) cũng chính là nguyên nhân gián tiếp gây nên rủi ro, tổn
    thất trong sản xuất của doanh nghiệp.
     Nguyên nhân chủ quan:
    Đây là những nguyên nhân được coi là xuất hiện từ các hành vi trực tiếp hoặc gián
    tiếp của các cá nhân và tổ chức trong quá tình kinhdoanh. Nhóm nguyên nhân này
    rất đa dạng và phức tạp. Có thể khái quát một số nguyên nhân sau đây:
    + Chính sách quản lý vĩ mô sai lầm, chính trị không ổn định, hệ thống pháp luật
    luôn thay đổi, pháp chế không nghiêm, tập quán xã hội khác biệt Nhóm
    nguyên nhân này gây hậu quả lớn và không mang tính quy luật nên khó dự đoán.
    + Những sai lầm của các cá nhân, tổ chức về việc lựa chọn chiến lược kinh doanh.
    + Thiếu thông tin kiến thức kinh doanh cũng chính là một nguyên nhân gây ra
    những quyết định sai lầm dẫn đến rủi ro.
    + Do sơ suất, bất cẩn, chủ quan không tập trung của các cá nhân, tổ chức.
    + Do thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất,kinh nghiệm nghề nghiệp,
    sức khỏe, tinh thần của mọi thành viên trong tổ chức
    + Buôn lậu, làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh cũng là nguyên nhân của
    rủi ro ngày càng gia tăng và phức tạp.
    + Trong hoạt động của các cá nhân, tổ chức phải quan hệ vơi nhiều cá nhân, tổ
    chức khác nhau. Chính từ các mối quan hệ này đã phát sinh cấc nhân tố có thể
    gây nên rủi ro. Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro từ hành vi của đối tác
    kinh doanh hoặc của những người thứ ba gây nên.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Quản trị tài chính (năm 2007) do TS Nguyễn ThanhLiêm chủ biên
    2. Quản trị rủi ro tài chính (năm 2007) do Nguyễn Thị Ngọc Trang chủ biên
    3. Phân tích hoạt động kinh doanh - Phần2 (năm 2008) do PGS-TS Trương Bá
    Thanh chủ biên
    4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tàichính doanh nghiệp, Quản trị rủi
    ro tài chính của trường Đại học Nha Trang.
    5. www.google.com.vn
    6. www.thesaigontimes.vn
    7. www.scribd.com
    8. www.vietrade.gov.vn
    9. www.vnexpress.net
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...