Luận Văn Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng đường biển bằng container

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​ CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 1
    1.3 Phạm vi nghiên cứu . 1
    1.4 Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu . 2
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN 3
    2.1 Giới thiệu chung về đại lý giao nhận hàng hóa . 3
    2.1.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận . 3
    2.1.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận 3
    2.1.3 Vai trò của người giao nhận 4
    2.1.4 Hoạt động của người giao nhận 4
    2.1.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên tham gia . 5
    2.1.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận . 5
    2.1.7 Tác dụng của nghiệp vụ giao nhận 7
    2.2 Các loại container đường biển . 7
    2.3 Những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa bằng container . 9
    2.4 Nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container 9
    2.5 Tổng quan về vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam 12
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY THÁI MINH 13
    3.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thái Minh 14
    3.2 Hoạt động và nhiệm vụ của công ty 14
    3.2.1 Lĩnh vực hoạt động 14
    3.2.2 Nhiệm vụ của công ty . 16
    3.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý . 17
    3.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 17
    3.3.2 Chức năng và các nhiệm vụ của phòng ban 17
    3.3.3 Số liệu tình hình lao động của công ty . 19
    3.4 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây . 20
    3.4.1 Tình hình kinh doanh giao nhận 20
    3.4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 22
    3.5 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 23
    3.5.1 Thuận lợi 23
    3.5.2 Khó khăn 23
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN 24
    4.1 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xuất . 25
    4.2 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng nhập 30
    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ . 35
    5.1 Các thuận lợi, khó khăn về giao nhận và xử lý chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển 36
    5.1.1 Thuận lợi 36
    5.1.2 Khó khăn 36
    5.1.3 Cơ hội . 36
    5.1.4 Đe dọa 37
    5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ và hoàn thiện quy trình 37
    5.2.1 Giao nhận hàng xuất khẩu 37
    5.2.2 Giao nhận hàng nhập khẩu 38
    5.2.3 Một số giải pháp khác 39
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN . 41
    6.1 Kiến nghị đối với nhà nước và các ngành có liên quan . 41
    6.2 Kết luận 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . i
    PHỤ LỤC ii



    1.1 Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì mối quan hệ giữa các quốc gia về phương diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt, là ngoại thương - một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.
    Trong những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tải hàng hóa, điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đường biển. Riêng đối với Việt Nam, khi đã là thành viên của Hiệp Hội Thương mại Quốc Tế (WTO), chúng ta lại càng phải chuẩn bị thật tốt về nghiệp vụ ngoại thương, buôn bán quốc tế, về các phương thức vận tải đặc biệt là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đường biển, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong tương lai.
    Bên cạnh đó, nước ta là nước có bờ biển dài - 3.260 km với nhiều sông lớn như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long và có vịnh tự nhiên kín gió như Vũng Tàu, Hạ Long, Cam Ranh nên có rất nhiều điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Mặt khác, nước ta nằm trong tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ biển Đông sang Thái Bình Dương nên vận tải biển của chúng ta là rất lớn. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt bằng container. Xuất phát từ những lợi thế hiện có và để phù hợp với tình hình, xu thế chung của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng container của thế giới, ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công ty giao nhận cũng như đại lý hãng tàu. Công ty cổ phần Thái Minh cũng là một trong những công ty được hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhận hàng xuất - nhập khẩu bằng container đường biển. Bên cạnh đó, trong những năm qua, công ty đã đạt được nhiều kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Do đó, bằng những kiến thức đã học cũng như những kinh nghiệm thực tế được tích lũy trong quá trình thực tập tại công ty Thái Minh, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ giao nhận hàng hóa bằng container đường biển” làm đề tài tốt nghiệp. Thông qua đề tài này, góp phần giúp cho quy trình xử lý bộ chứng từ của công ty thêm hoàn thiện, công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo, cũng cố và nâng cao uy tín của công ty trên tất cả thị trường trong và ngoài nước.
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm:
    - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty Thái Minh.
    - Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của công ty và thu thập những số liệu thực tế của công ty để đưa ra những nhận xét và biện pháp khắc phục những khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa bằng container đường biển.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Công ty Thái Minh hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ năm 1994 cho đến nay. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này chỉ phân tích quy trình xử lý chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của công ty cổ phần Thái Minh qua các năm: 2004, 2005, 2006.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    Bài nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích từng quy trình liên quan đến những hoạt động của công ty Thái Minh. Từ đó đưa ra nhận xét và biện pháp thích hợp để cải thiện những khó khăn mà công ty gặp phải. Bên cạnh đó, nguồn số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu chủ yếu được tôi tham khảo từ các báo cáo của công ty thông qua việc cung cấp của nhân viên các phòng ban.
    1.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu
    Đề tài gồm 6 chương:
    Chương 1: Mở đầu: giới thiệu về bài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với việc phân tích từng quy trình liên quan đến những hoạt động của công ty Thái Minh.
    Chương 2: Cơ sở lý luận: nêu những vấn đề cơ bản về lĩnh vực giao nhận bao gồm khái niệm về giao nhận, người giao nhận, phạm vi dịch vụ giao nhận, vai trò, hoạt động người giao nhận, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận, tác dụng của nghiệp vụ giao nhận, các loại container đường biển, những thuận lợi của vận chuyển hàng hóa bằng container, nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container và cuối cùng là tổng quan về vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam.
    Chương 3: Phân tích tình hình kinh doanh giao nhận hàng XNK tại công ty Thái Minh: trong chương này tôi trình bày về quá trình hình thành và phát triển của công ty, hoạt động và nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức và quản lý, phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, sau đó là đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
    Chương 4: Phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng hóa XNK vận chuyển đường biển bằng container: bao gồm phân tích quy trình xử lý bộ chứng từ hàng xuất và quy trình xử lý bộ chứng từ hàng nhập.
    Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận và hoàn thiện quy trình xử lý bộ chứng từ: căn cứ vào những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của công ty, cùng với những yêu cầu, đòi hỏi trong các quy trình xử lý chứng từ kết hợp với những cơ hội, thách thức của ngành từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ và hoàn thiện quy trình.
    Chương 6: Kết luận: là những kiến nghị đối với nhà nước và các ngành có liên quan, cuối cùng là tóm tắt lại những gì đã trình bày trong bài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...