Tiểu Luận Phân tích quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng và thực tế áp dụng tại các tổ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của các bạn sinh viên Luật tphcm

    Phân tích quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng và thực tế áp dụng tại các tổ chức tín dụng

    MỞ BÀI
    Ở Việt Nam, các ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống tài chính. Tuy là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại 80% doanh thu, nhưng hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam là hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao và mang tính dây chuyền. Chính vì thế mà để đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng, pháp luật đã có những quy định cụ thể nhằm giúp ngân hang hạn chế rủi ro. Để hiểu hơn về vấn đề này chúng tôi xin chọn tìm hiểu đề tài: “Phân tích quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng và thực tế áp dụng tại các tổ chức tín dụng”. Từ đó, chúng tôi cũng đưa ra một số nhận xét nhằm đóng góp ý kiến của mình vào vấn đề này.

    NỘI DUNG

    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
    1.1. Hoạt động ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao và mang tính dây chuyền.

    Hoạt động ngân hàng theo khoản 1 Điều 6 Luật NHNN 2010 và khoản 12 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 quy định: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhân tiền gửi, cấp tín dung và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Như vậy xét về bản chất thì hoạt động ngân hàng chính là hoạt động kinh doanh tiền tệ. Xuất phát từ chính bản chất đó hoạt động ngân hàng có đặc điểm quan trọng đó là hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao và mang tính dây chuyền. Để thực hiện hoạt động kinh doanh này, các tổ chức tín dụng (TCTD) luôn ở trong tình trạng vừa là chủ nợ, vừa là người có nghĩa vụ trả nợ, do đó sẽ phải chịu áp lực từ khả năng rút tiền hàng loạt của người gửi tiền. Hiện nay theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm quy định cụ thể tại Điều 16 theo đó thì người gửi tiền có quyền rút tiền bất kỳ lúc nào kể cả trước hạn nếu như có thỏa thuận với tổ chức tiền gửi tiết kiệm khi gửi tiền và có thông báo trước yêu cầu rút tiền thậm chí người gửi tiền có nhu cầu rút nhưng không có thỏa thuận, không báo trước vẫn được rút tiền ra khỏi TCTD với một mức lãi suất khác. Chính vì vậy nếu xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt của người gửi tiền tại một thời điểm nhất định đương nhiên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của TCTD và các TCTD khác trong thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
    Thực trạng của vấn đề này ta có thể thấy trong những năm gần đây ở Việt Nam đã xảy ra những sự cố không nhỏ gây ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Chẳng hạn như sự xuất hiện của tin đồn thất thiệt làm giảm uy tín của ngân hàng Á Châu (ACB) "Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt của ACB đã bỏ trốn rồi bị bắt" đã gây ra xung động “domino” vào ngày 14/08/2003 đồng loạt ồ ạt người gửi tiền đến hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ACB để rút tiền. Cho đến sáng ngày 15/10/2003, vẫn còn rất nhiều khách hàng chờ đợi tại hội sở ACB để rút tiền gửi dù chưa đến kỳ đáo hạn. Sau đó, sự xuất hiện của Thống đốc ngân hàng nhà nước cùng các thông tin của UBND TP.HCM được chuyển tải tới khách hàng một cách kịp thời đã góp phần trấn an dư luận đã tạm ổn định, lượng khách hàng rút tiền đã giảm hẳn.
    Hay vào cuối tháng 5 gần đây cũng xuất hiện tin đồn Tổng giám đốc NH TMCP Phương Nam (SouthernBank) ông Phan Huy Khang bỏ trốn cũng khiến cho một bộ phận khách hàng của ngân hàng tâm lý hoang mang ồ ạt rút tiền gây thiệt hại không nhỏ tới bản thân ngân hàng và cả hệ thống liên ngân hàng nói chung.

    1.2. Các lý do cơ bản khác lý giải cho việc cần thiết phải có những quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng:

    Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống các tổ chức tín dụng có một vai trò quan trọng trong việc luân chuyển và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của xã hội. Là một doanh nghiệp, mục tiêu quan trọng nhất của tổ chức tín dụng đó là tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác. Trong ngắn hạn, mục tiêu đảm bảo an toàn và mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận dường như mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên về mặt dài hạn thì mục tiêu này lại không quá khác biệt khi tổ chức tín dụng muốn hoạt động hiệu quả và lâu dài.
    Chính vì thế, để phòng ngừa tổ chức tín dụng theo đuổi các mục tiêu kinh doanh mà ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ thì pháp luật cần có những quy định an toàn cho sự hoạt động của tổ chức tín dụng với những lý do cơ bản:
    Thứ nhất, pháp luật cần phải có các quy định để bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền.
    Có thể nói rằng những người gửi tiền chính là tiền đề quan trọng đầu tiên đối với hoạt động ngân hàng. Chính vì thế, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền là trách nhiệm của tổ chức tín dụng để duy trì hoạt động ngân hàng lâu dài và hiệu quả. Nếu tổ chức tín dụng mà gặp khó khăn trong thanh toán dẫn đến phá sản thì những người gửi tiền sẽ bị mất một phần hoặc toàn bộ các khoản tiền đã gửi tại tổ chức tín dụng. Hơn nữa với phản ứng dây chuyền, những tổ chức tín dụng khác cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý rút tiền ồ ạt của công chúng gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tiền tệ liên ngân hàng và cả nền kinh tế của quốc gia.
    Hai là, pháp luật cần có những quy định nhằm ngăn chặn các hành vi “phi đạo đức” làm gia tăng các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
    Biểu hiện của những hành vi này là lợi dụng chức vụ quyền hạn để được cấp tín dụng ưu đãi, thông đồng để được trục lợi lừa đảo. Những hành vi này cần được ngăn chặn bởi chúng gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Chẳng hạn như trong năm nay chúng ta thấy hiện tượng là hiện nay việc huy động tiền gửi với lãi suất bị NHNN khống chế không quá 14%, trong khi một số ngân hàng trên thực tế phá lãi suất trần của NHNN trả lãi cho người gửi tiền lên tới 17 - 18%. Và như vậy việc phá trần này không chỉ làm suy giảm niềm tin vào chính sách, mà nó khiến hệ thống các TCTD méo mó, không minh bạch đồng thời tạo ra cuộc chạy đua ngầm lãi suất huy động tiền gửi giữa các ngân hàng gây sự ảnh hưởng lớn tới việc chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN và đảm bảo hoạt động an toàn của các TCTD khác.
    Ba là, pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng sẽ hạn chế được sự đổ vỡ trong hệ thống các tổ chức tín dụng, nâng cao trách nhiệm của tổ chức tín dụng đối với xã hội. Như đã phân tích và đưa ra thực trạng chứng minh ở trên thì việc các tổ chức tín dụng gặp khủng hoảng sẽ gây ra những hậu quả nặng nề nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng không còn giới hạn là những nhu cầu tự thân của tổ chức tín dụng mà còn là trách nhiệm của nhà nước trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
    Bốn là, pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng sẽ góp phần hạn chế tình trạng “bất cân xứng thông tin”.
    Một trong những yếu tố làm gia tăng rủi ro chính là tình trạng “bất cân xứng thông tin” giữa các ngân hàng. Bất cân xứng thông tin là hiện tượng mà các chủ thể trong một mối quan hệ nhất định không có đầy đủ thông tin được coi là cơ sở để đưa ra quyết định. Ví dụ: một TCTD không có đầy đủ thông tin về khách hàng, NHNN không có đầy đủ thông tin về TCTD Bất cân xứng thông tin sẽ làm hạn chế khả năng đánh giá, phán đoán về rủi ro và từ đó, các chủ thể sẽ đưa ra những quyết định thiếu thận trọng và có thể gây thiệt hại. Do vậy TCTD phải thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho NHNN để cơ quan này thực hiện chức năng giám sát và có những hành động kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng.
    Năm là, pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng Việt Nam và và giữa các tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài.
    Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang có quá trình hội nhập quốc tế sâu sắc nhất là kể từ khi chúng ta gia nhập WTO. Một trong những lĩnh vực hội nhập quan trọng là lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh việc các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trong nước khác thì việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua biên giới cũng đòi hỏi sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các tổ chức tín dụng. Việc có những quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn sẽ buộc các tổ chức tín dụng không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà coi thường rủi ro để hạ thấp chi phí, hơn nữa, sẽ tạo cơ hội để các tổ chức tín dụng có khả năng quản lý rủi ro tốt, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh và được khách hàng ưa chuộng hơn.

    II. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THEO PHÁP LUẬT- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ.

    2.1 Bảo hiểm tiền gửi (BHTG).

    2.1.1. Nội dung pháp lý về bảo hiểm tiền gửi
    .
    Tại Việt Nam sự đổ vỡ của hàng loạt các hợp tác xã tín dụng nông thôn và quỹ tín dụng đô thị trên toàn quốc trong những năm 90 của thế kỷ XX đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Cùng với việc triển khai thí điểm mô hình quỹ tín dụng nhân dân theo Quyết định số 390/ QĐ- TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính Phủ, quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín nhân dân đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn đã được ban hành kèm theo Quyết định của Bộ tài chính số 101/QĐ- BTC ngày 1/2/1994. Đây được coi là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời của hoạt động BHTG công khai ở Việt Nam.
    Hiện nay, các quy định về BHTG được ghi nhận chủ yếu tại Nghị định của Chính Phủ số 89/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định của chính phủ số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89, Thông tư của NHNNVN số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 hướng dẫn một số nội dung của Nghị

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.
    2. Luật ngân hàng nhà nước năm 2010.
    3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
    4. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm.
    5. Nghị định của Chính Phủ số 89/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi.
    6. Thông tư của NHNNVN số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 89 và Nghị định 109 cùng một số văn bản quy định về quản lý tài chính đối với BHTGVN.
    7. thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
    8. Trần Vũ Hải, “Những vấn đề pháp lí về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng”, Tạp chí luật học, số 12/2007.
    9. Lê Thị Thu Thuỷ, “Mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí luật học, số 12/2007.
    10. Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Ngọc Lương, “Một số ý kiến về hệ thống pháp luật phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng và phương hướng khắc phục”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7/2010.
    11. Nguyễn Văn Tuyến, Tìm hiểu luật ngân hàng (lí thuyết và thực hành), Nxb. CAND, Hà Nội, 2000.
    12. Các wedside:
    +) Ngân hàng nhà nước Việt Nam - The State Bank of VietNam
    +) Document Moved
    +) http://www.luatvietnam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...