Tiểu Luận Phân tích qui định của pháp luật doanh nghiệp về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp – phân tích 3 vụ vi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP – PHÂN TÍCH 3 VỤ VIỆC M&A TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
    CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP

    1.Quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
    1.1.Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
    Các khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp của Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản luật khác nhau như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật cạnh tranh 2004, Bộ luật Dân sự 2005, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các quy định về hợp nhất và mua lại trong từng văn bản luật khác nhau.
    · Theo Luật doanh nghiệp 2005:
    Hợp nhất doanh nghiệp (khoản 1, điều 152, Luật doanh nghiệp 2005): Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
    Sáp nhập doanh nghiệp (khoản 1, điều 153, Luật doanh nghiệp 2005): Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
    · Theo Luật đầu tư 2005, hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp được thể hiện theo nhiều dạng khác nhau:
    Điều 17, khoản 1, Luật đầu tư năm 2005, “Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư”. Như vậy, đây chính là hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp của dự án chứ không phải là hoạt động liên quan đến mua bán cổ phần.
    Ngoài ra, Theo điều 21, khoản 5&6, Luật đầu tư 2005, hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp còn được thể hiện như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp: “Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp”.
    · Luật cạnh tranh 2004, Theo điều 17, thì sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp được thể hiện dưới các hình thức sau:

    phân 3 thương vụ sát nhập

    A. THƯƠNG VỤ VINPEARL SÁP NHẬP VÀO VINCOM

    B. THƯƠNG VỤ MASAN MUA LẠI VINACAFE BIÊN HÒA

    C. THƯƠNG VỤ HỢP NHẤT NH TMCP SÀI GÒN, NH TMCP TÍN NGHĨA VÀ NH TMCP ĐỆ NHẤT HÌNH THÀNH NH TMCP SÀI GÒN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...