Báo Cáo Phân tích quản lí thu, chi ngân sách xã - xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
    Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lí. Sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước cấp xã, cấp cơ sở là nguồn để trang trải các khoản chi phí của bộ máy nhà nước cấp xã.
    Chính quyền nhà nước cấp xã muồn thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình thì phải tăng cường công tác quản lí thu, chi ngân sách trên địa bàn. Do vậy thu ngân sách xã là một khâu hết sức quan trọng. Vì không có nguồn thu thì mọi nhu cầu chi tiêu sẽ không được thực hiện.
    Như vậy thu chi ngân sách nhà nước nói chung và thu chi ngân sách xã nói riêng đều được coi như phần cốt lõi nhất của của đối tượng nghiên cứu, mà đối tượng nghiên cứu là toàn bộ tình hình thu chi nằm trong bộ máy chính quyền các cấp trong đó có chính quyền nhà nước cấp xã. Nếu khai thác nhiều nguồn thu sẽ có điều kiện bổ sung củng cố các nguồn thu tiếp theo đồng thời đảm bảo nhu cầu chi. Qua đó cho thấy ngân sách xã là một bộ phận hoạt động giúp cho bộ máy nhà nước chính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ hiệu quả hơn, khoa học hơn. Tuy nhiên nếu không khai thác triệt để mọi nguồn thu, thu ngân sách ít sẽ không đảm bảo mọi nhu cầu chi tiêu của cấp cơ sở. Điều đó chứng tỏ rằng năng lực trình độ của chính quyền các cấp chưa đủ mạnh, hiệu quả hoạt động không cao và càng không có điều kiện để đầu tư, nuôi dưỡng khai thác nguồn thu. Như vậy mọi hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp đều không có nguồn thu vật chất để đảm bảo chắc chắn, từ đó có thể bị suy thái.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và nhà nước đã không ngừng đổi mới đề ra phương hướng và cách thức hoạt động để quản lí ngân sách nhà nước đi vào nề nếp, khuôn khổ. Đồng thời phân rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách. Xuất phát từ yêu cầu đó luật ngân sách nhà nước ra đời và có hiệu lực thi hành từ năm 1997. Đó là nền tảng và cũng là bước tiến quan trọng trong công tác quản lí ngân sách nhà nước.
    Tổ chức bộ máy ở mọi quốc gia đều có sự phân công, phân cấp quản lí kinh tế - xã hội, cho mỗi cấp quản lí hành chính ở cơ sở xã, phường, thị trấn, (gọi chung là xã). Xã là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà nước, là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hoạt động thu, chi ngân sách xã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu phải đổi mới của cơ chế quản lí kinh tế - tài chính, đòi hỏi ngân sách xã phải có nhiều thay đổi hơn, phù hợp với việc quản lí thu, chi và các quan hệ kinh tế theo luật pháp đã quy định.
    Thu ngân sách xã có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho nhà nước cấp xã để thực hiện chức năng nhiệm vụ của bộ máy nhà nước cấp xã, góp phần quan trọng vào sự đổi mới chung của đất nước.
    Với ý nghĩa trên em chọn chuyên đề: “Phân tích quản lí thu, chi ngân sách xã - xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình”
    Xã Mông Hoá trong những năm qua là xã thực hiện công tác quản lí ngân sách xã đạt loại khá của huyện Kỳ Sơn, xã đã không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác quản lí ngân sách, khai thác triệt để mọi nguồn thu huy động được mọi nguồn lực tài chính để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước cấp xã với phương châm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, cấp chính quyền với quan điểm “lường thu mà chi” đảm bảo cân đối ngân sách thực hiện tốt nghiệm vụ của chính quyền cấp xã. Phân tích công tác quản lí thu, chi ngân sách xã chuyên đề của em gồm có 3 phần sau:
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨUPHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    Trong chuyên đề thực tập này em đã sử dụng các phương pháp như thống kê, phân tích, so sánh . để đánh giá công tác quản lý thu, chi ngân sách ở xã Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.
    Do thời gian có hạn và khả năng hiểu biết của mình còn có nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vậy em rất được sự đóng góp ý kiến của các thầy

    MỤC LỤC
    PHẦN I: 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
    PHẦN II: 4
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
    I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ MÔNG HOÁ - KỲ SƠN - HOÀ BÌNH. 4
    1. Điều kiện tự nhiên, phân bố địa bàn xã, sự nghiệp văn hoá xã hội và dân cư. 4
    2. Tình hình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội 5
    4. Tình hình hoạt động và cơ sở vật chất của Tài chính – ngân sách xã Mông Hoá. 11
    4.1. Cơ cấu tổ chức. 11
    4.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của tài chính – ngân sách xã Mông Hoá. 13
    II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU CHI NGÂN SÁCH XÃ - XÃ MÔNG HOÁ - HUYỆN KỲ SƠN - TỈNH HOÀ BÌNH. 13
    1. Thực trạng công tác quản lí thu, chi ngân sách xã Mông Hoá. 13
    1.1. Khâu chuẩn bị cho công việc lập dự toán. 13
    1.2. Quá trình lập dự toán ngân sách xã. 14
    1.3. Quá trình thực hiện dự toán ngân sách xã. 15
    1.4. Mô hình thực hiện thu ngân sách xã. 16
    1.5. Mô hình thực hiện chi ngân sách xã. 17
    1.6. Mối quan hệ giữa tài chính ngân sách xã với kho bạc nhà nước và phòng thuế huyện. 18
    2.1 Tình hình thực hiện thu ngân sách. 19
    Năm 19
    Tổng thu. 19
    3. Kết quả thu các khoản thu 100% tại xã Mông Hoá. 22
    4. Công tác kế toán ngân sách. 45
    5. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lí ngân sách trên địa bàn xã Mông Hoá - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình. 47
    5.1. Cơ sở lí luận. 47
    5.2. Một số giải pháp. 47
    PHẦN III. 49
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
    1. Kết luận. 49
    2. Đề nghị 50
    Nguyễn Thuỳ Dung. 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...