Luận Văn Phân tích quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phân tích quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng cao là yếu tố quyết định của đất nước. Với tư cách là một nghành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật lao động là tổng hợp những quy phạm do nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ có liên quan trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động. Bài viết của em xin trình bày vấn đề: Quan hệ lao động- dối tượng điều chỉnh của luật lao đông”
    PHẦN NỘI DUNG
    I.Đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
    Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng tính chất cơ bản giống nhau được các quy phạm của ngành luật ấy điều chỉnh.
    Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê mướn có trả công cho người lao động( gọi là quan hệ lao động) và các quan hệ khác có liên quan phát sinh trong quá trình sử dụng lao động( quan hệ liên quan đến quan hệ lao động).
    Như vậy, dối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội: quan hệ lao động và quan hệ lien quan đến quan hệ lao động. Trong phạm vi yêu cầu của đề bài, em xin đi vào phân tích sâu hơn về quan hệ lao động- đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
    II.Quan hệ lao động.
    1.Khái niệm quan hệ lao động (QHLĐ)
    Theo nghĩa rộng, QHLĐ được hiểu là quan hệ giữa con người với con người hình thành nên trong quá trình lao động, là một mặt biểu hiện cảu quan hệ sản xuất, do vậy, nhìn chung mỗi một phương thức sản xuất có một loại quan hệ lao động tiêu biểu thích ứng với nó. Trong nền kinh tế thị trường ở thời hiện đại, các quan hệ liên quan đến việc sử dụng lao động rất phong phú như QHLĐ trong các hợp tác xã, trong hợp đồng khoán việc, trong các doanh nghiệp đủ loại Mỗi loại QHLĐ này lại có những đặc điểm, thuộc tính riêng. Dù muốn luật lao đông cũng không thể điều chỉnh tất cả các QHLĐ theo nghĩa rộng này được. Vì vậy, theo tinh thần của Luật lao động, chúng ta nên hiểu khái niệm QHLĐ theo nghĩa hẹp hơn.
    Theo nghĩa hẹp, QHLĐ là quan hệ giữa người sử dụng lao động( NSDLĐ) và người lao động( NLĐ) phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của NLĐ.
    NSDLĐ là cá nhân hoặc tổ chức có vốn đầu tư, trang thiết bị kĩ thuật, nhu cầu sử dụng lao động NLĐ là cá nhân, không có vốn, dung sức lao động của mình để nuôi sống bản thân và gia đình. NLĐ có nhu cầu, mong muốn bán được sức lao động với giá cao, có môi trường làm việc tốt để chuyển giao sức lao động cho NSDLĐ một cách thuận lợi. Còn đối tác của NLĐ là NSDLĐ cũng” hướng tới” sức lao động, tức là sử dụng sức lao động của NLĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
    Như vậy, giữa NLĐ và NSDLĐ hình thành nên quan hệ lao động mà mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Ví dụ, ông A là giám đốc xí nghiệp X kí hợp đồng lao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...