Tiểu Luận Phân tích quan điểm Đức là gốc trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích quan điểm “Đức là gốc” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

    LỜI NÓI ĐẦU


    Những người cách mạng thế giới đã soi sáng con đường cứu nước của Bác, người cách mạng Việt Nam lãnh đạo nhân dân giành chính quyền và giữ chính quyền cũng chính là những người cách mạng. Do đó, lời răn dạy đầu tiên Bác giành cho những người cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10 /1947), ở mục III - Tư cách và đạo đức cách mạng, Bác nhấn mạnh: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

    Những lời của Người mới sâu sắc làm sao! Để dễ hiểu Người so sánh một cách cụ thể đạo đức người cách mạng với nguồn của dòng sông, gốc của cây. Ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của nguồn đối với sông, nguồn là nơi cung cấp nước, “nuôi” con sông. Cây nào chẳng có gốc, dù thân gỗ hay thân leo cũng phải có gốc. Chặt gốc rồi cây sẽ héo và chết. Người cách mạng cũng vậy phải có đạo đức mới lãnh đạo nhân dân.

    Bác cũng từng nói “có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Với Bác chữ đức cao quý hơn chữ tài. Đặc biệt người cách mạng thì đạo đức là yếu tố cần thiết, là đặc trưng. Thử hỏi không có đạo đức, làm sao người cách mạng đủ kiên nhẫn, nhiệt huyết lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn trùng khó khăn giành chính quyền. Những thắng lợi vẻ vang cuả Việt Nam ta là kết quả của sự lãnh đạo từ những con người cách mạng đầy đủ phẩm chất đạo đức. Đầu tiên là Bác, hội tụ phẩm chất tốt đẹp để lãnh đạo dân tộc, Phan Đình Giót, Nguyễn Thị Minh Khai, . những người hi sinh bản thân vì dân tộc, vì hoà bình, rồi những người cách mạng vô danh, đến những người cách mạng hậu phương đều thấm nhuần đạo đức người cách mạng.

    Vậy giành chính quyền rồi thì vai trò đạo đức còn quan trọng nữa không? Thực tế cho thấy không những quan trọng mà là rất quan trọng. “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn” (Lenin). Sau khi giành chính quyền chính một số người cách mạng không giữ được đạo đức. Đặc biệt sau khi Liên xô sụp đổ, sự tha hóa càng bộc lộ rõ, họ không hết lòng vì nhân dân, chỉ nghĩ tới bản thân . Và tất nhiên họ bị đuổi ra khỏi Đảng, đội ngũ cán bộ. Họ không thể lãnh đạo nhân dân, nhân dân sẽ không tin và còn làm ảnh hưởng tới những người cách mạng khác. Họ không xứng đáng!

    Dù đất nước hòa bình nhưng kẻ thù vẫn luôn rình rập, bọn bán nước vẫn cứ lăm le. Nếu người cách mạng (người lãnh đạo) không có đạo đức thì sẽ không tạo được lòng tin nơi nhân dân. Người dân không nghe theo sự quản lí của nhà nước, kẻ thù sẽ lợi dụng những khe hở mà phá hoại. Vì thế đạo đức là yêu cầu thiết yếu của một người cách mạng. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ vẫn chưa thấm nhuần tư tưởng của Bác. Nếu mọi người cách mạng đều tuân thủ, người dân sẽ

    nhất nhất nghe theo, và tin tưởng sự quản lí của nhà nước. Nhất định Việt Nam sẽ sớm là một nước phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...