Tiểu Luận Phân tích quan điểm của Mark: Con người cải tạo hoàn cảnh đến đâu thì cải tạo bản thân mình đến đó.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA MARK:
    CON NGƯỜI CẢI TẠO HOÀN CẢNH ĐẾN ĐÂU THÌ CẢI TẠO BẢN THÂN MÌNH ĐẾN ĐÓ

    NỘI DUNG


    Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau, tuy nhiên để giải đáp những vấn đề chung nhất về con người thì phải kể tới triết học bởi vì đặc trưng của tư duy triết học là sự phản ánh tư duy của con người đối với chính bản thân mình. Các hệ thống triết học trong lịch sử đã đề cập nhiều đến vấn đề con người nhưng chỉ đến triết học Mark mới xem xét nó một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc trên cơ sở của lập trường duy vật triệt để nhất.
    Triết học Mark xuất phát từ con người, nhưng Mark đã vượt qua quan niệm trừu tượng về con người để nhận thức con người hiện thực. Theo Mark con người có đời sống hiện thực và biến đổi cùng với sự biến đổi đời sống hiện thực của nó. Trong Luận cương Phơ bách (1845), Mark đã đi tới luận đề: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Ngay bản thân quan niệm nói trên của Mark về con người đã phần nào khẳng định quan điểm của Mark: “Con người cải tạo hoàn cảnh đến đâu thì cải tạo bản thân mình đến đó”.
    Quan điểm về con người của hệ thống triết học trước Mark
    Trước Mark, các nhà triết học chỉ tiếp cận con người trên phương diện cụ thể với quan điểm duy tâm về bản chất con người. Các nhà triết học trước Mark đã quy đặc trưng bản chất con người vào lĩnh vực ý thức tư tưởng hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định sẵn từ những lực lượng siêu tự nhiên.
    Tính chất siêu hình của các quan điểm trước Mark về bản chất con người biểu hiện ở chỗ coi bản chất đó là cái vốn có, trừu tượng, đặc trưng bản chất con người được quy định về bản tính tự nhiên, do đó nó trở nên bất biến. Họ không thấy được rằng, nó được hình thành và biến đổi trong quá trình biến đổi của đời sống xã hội.
    Quan điểm duy vật về con người của Mark
    Vượt lên cách tiếp cận trừu tượng, duy tâm về con người của các nhà triết học trước đó, triết học Mark với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã đưa ra một phương thức tiếp cận mới đó là con người hiện thực.
    Trong luận cương Phơ bách (1845), Mark đã đi tới luận đề: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Trong con người luôn tồn tại hai mặt thống nhất, hoà quyện với nhau đó là mặt sinh học và mặt xã hội của con người.
    Xét về phương diện con người sinh học thì con người là sản phẩm quá trình tiến hoá của tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên nên phải chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên. Điều đó được thể hiện ở chỗ con người phải chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên. Bên cạnh đó con người sinh học cũng có những nhu cầu sinh học như ăn, uống, tái sản xuất giống nòi. Như vậy xét trên phương diện sinh học thì con người thực chất chỉ là một loài động vật cao cấp. Tuy nhiên nếu chỉ xét trên phương diện sinh học thì sẽ không thể giải thích được tại sao xét về mặt sinh học thì cơ thể con người biến đổi rất chậm nhưng đời sống con người lại biến đổi rất nhanh; tại sao con người về mặt sinh học rất giống nhau nhưng lại có những biểu hiện sống khác nhau hay nếu chỉ xét về mặt sinh học thì tại sao con người lại khác động vật cao cấp đến vậy. Con người là một sinh vật – xã hội, “Bẩm sinh ra đã có tính xã hội”, do đó không thể hiểu bản chất con người chỉ ở mặt tự nhiên của nó.
    Hơn nữa phương pháp luận mácxít đòi hỏi phải xem xét các quan hệ xã hội cấu thành bản chất con người trong sự liên hệ “tổng hoà” của chúng. Mặt khác cũng phải hiểu rằng, không chỉ là sự tổng hoà các quan hệ kinh tế với chính trị, văn hoá, đạo đức và pháp quyền mà còn phải xem xét mặt vật chất và mặt tinh thần, mặt không gian và mặt thời gian của các quan hệ xã hội. Trong sự tổng hoà đó, đặc biệt cần thấy sự thống nhất cái chung toàn nhân loại với cái đặc thù giai cấp, dân tộc trong cái riêng của mỗi cá nhân con người. Ở đây, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, nhưng cái chung chỉ là “một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất” của cái riêng. Sự xem thường cái cá nhân, cái nhân loại trong việc giải quyết những vấn đề chính trị – xã hội là biểu hiện xa lạ với quan điểm biện chứng mácxít. Mặt khác chúng ta cũng cần phê phán việc thổi phồng cái chung toàn nhân loại, hạ thấp vai trò cái đặc thù giai cấp, dân tộc Nếu quan niệm trừu tượng về con người là mặt hạn chế của các học thuyết triết học trước Mark, thì ngày nay việc thổi phồng tính chung toàn nhân loại của con người thường lại là cách che đậy tính giai cấp của các quan điểm chính trị nhất định.
    Tóm lại triết học Mark đã vượt lên cách tiếp cận trừu tượng về con người của các nhà triết học trước đó, Mark đã đưa ra phương pháp tiếp cận mới đó là con người hiện thực. Trong con người luôn tồn tại hai mặt sinh học và xã hội, chúng thống nhất với nhau, hoà quyện với nhau làm nên con người. Con người có thể cải tạo bản thân mình thông qua việc cải tạo hoàn cảnh./.
     
Đang tải...