Tiểu Luận Phân tích quan điểm của Keynes về lý thuyết tăng trưởng kinh tế và các biện pháp cho vấn đề tăng trư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    I. LỜI MỞ ĐẦU 2
    II. PHÂN TÍCH 3

    A. Cơ sở lý thuyết 3
    1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 3
    2. Các học thuyết về tăng trưởng kinh tế theo các trường phái kinh tế 4
    B. Phân tích lý thuyết Keynes 10
    1. Nguyên lý cầu hữu hiệu 10
    2. Mô hình tổng cung tổng cầu 10
    3. Mô hình IS-LM 11
    C. Hiện trạng xảy ra ở Việt Nam 12
    1. Giảm phát 12
    2. Lạm phát 16
    D. Tăng trưởng Việt Nam hiện tại và nhận định cho tương lai 20
    III. KẾT LUẬN 21




    Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô 2
    Đề tài: Phân tích quan điểm của Keynes về lý thuyết tăng trưởng kinh tế và các biện pháp cho vấn đề tăng trưởng ở Việt Nam.

    I. LỜI MỞ ĐẦU

    Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về phát triển kinh tế. Đây là một khái niệm tiền đề, là nền tảng của nhiều mối quan hệ góp phần tạo nên các mối quan hệ đa chiều của xã hội. Các mối quan hệ đó có thể bao gồm về mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế và văn hóa, tăng trưởng kinh tế và môi trường, tăng trưởng kinh tế và tham nhũng Do đó, việc nắm rõ các khái niệm cũng như các lý luận và lý thuyết về tăng trưởng sẽ góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về mối quan hệ của tăng trưởng với các khái niệm và phạm trù khác, và để từ đó góp phần hài hòa khái niệm này với các khái niệm và phạm trù khác. Mặt khác, việc hiểu rõ về khái niệm và các lý luận về nó cũng góp phần vào việc định hướng xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế.
    Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc gia (GDP, GNP) qua những khoảng thời gian nhất định (có thể tính năm này so với năm khác, trung bình trong một số năm, hoặc so với năm gốc). Tăng trưởng kinh tế có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế-xã hội nên đã được nhiều trường phái kinh tế học khác nhau nghiên cứu trong các lý thuyết kinh tế của mình. Mỗi trường phái đều cố gắng nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư, tiết kiệm, lao động, tư bản, công nghệ, kỹ thuật, các yếu tố thể chế.trong việc làm cho nền kinh tế gia tăng sản lượng, gia tăng thu nhập quốc dân. Những vấn đề lý luận đó có một ý nghĩa rất lớn đối với việc vạch ra chính sách tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay, vì vậy việc nghiên cứu chúng là một sự cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...