Tiểu Luận Phân tích quá trình chuyển biến về đường lối cách mạng của Đảng từ năm 1930 – 1941. Vì sao có sự chu

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/10/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Giai đoạn từ năm 1930 – 1935

    Bối cảnh lịch sử

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít. Cuộc khủng hoảng ở các nước tư bản đã lan sang các xứ thuộc địa, nhân dân ở các nơi này phải chịu gánh nặng khủng hoảng của “chính quốc”. Tại Pháp, cuộc khủng hoảng diễn ra muộn hơn, nhưng lại hết sức mạnh và sâu sắc.
    Tình hình trong nước: Kinh tế ở Việt Nam vốn đã bị phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nay trong cuộc khủng hoảng này lại càng phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai càng trở nên gay gắt. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã kịp thời đưa ra đường lối phù hợp nhất với nguyện vọng đấu tranh của xã hội lúc đó, vì vậy Đảng Cộng Sản đã trở thành người lãnh đạo phong trào dân tộc. Đỉnh cao của phong trào cách mạng năm 1930-1931 là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh. Nhưng đến giữa năm 1933 do bị đế quốc Pháp đàn áp và tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố, lực lượng của ta đã bị tổn thất lớn: nhiều cơ sở Đảng tan vỡ, nhiều cán bộ cách mạng, đảng viên ưu tú bị địch bắt, giết, tù đày. Tuy nhiên Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã khẳng định Đường lối cách mạng, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, của giai cấp vô sản Việt Nam.
     
Đang tải...