Luận Văn Phân tích Phát Triển Các Dịch Vụ Tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Cần

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

    1.1.1 Sự cần thiet của vấn đe nghiên cứu

    Trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, nhà kinh doanh điều mong muốn đem lại lợi nhuận cao nhất, giảm chi phí và rủi ro đến thấp nhất. Đây là vấn đe quan tâm hàng đau, là mục tiêu sống còn của bất kỳ Công ty, Doanh nghiệp nào . Đặc biệt là ở các Ngân hàng.

    Ngày nay hệ thống ngân hàng chiếm vị trí rất quan trọng trong xã hội như: Thúc đẩy quá trình sản xuất, hạn chế tiền giả, hạn chế nạn rửa tiền, chống lạm phát, đặc biệt là động lực đưa nen kinh tế phát triển. Do đó, sự ảnh hưởng của Ngân hàng đến xã hội là rất lớn, một Ngân hàng phá sản có thể kéo theo cả hệ thống Ngân hàng phá sản, điều này gây tác hại dẫn đến lạm phát và thất nghiệp . có thể xảy ra.

    Do đó, việc tạo ra lợi nhuận, hạn chế rủi ro và chi phí là quan trọng, là điều kiện để Ngân hàng tiếp tục phát triển, đứng vững trên thương trường và có thể cạnh tranh loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác

    Với tình hình kinh tế như ngày nay, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, là cơ hội, điều kiện để ngân hàng Việt Nam nỗ lực và phát triển, phấn đấu ngang tam với các ngân hàng trên thế giới. Song song đó, mỗi ngân hàng muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường này, thì mỗi ngân hàng phải lớn mạnh ve tài chính, đội ngũ nhân viên lành nghe, có một chiến lược kinh doanh, kỹ thuật trong hoạt động, và phải có các dịch vụ đa dạng, chất lượng, dễ dàng hoạt động để mang lại lợi nhuận cao, thúc đẩy cho ngân hàng phát triển.

    Trong thực tế các Ngân hàng Thương mại Kinh doanh “Quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Nghĩa là ngân hàng thương mại nhân tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế, xã hội, sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả vốn gốc và lãi nhất định theo thời gian đã thoả thuận. Do đó ngân hàng phải sử dụng vốn có hiệu quả, để có thể trả các khoảng nợ, duy trì và phát triển ngân hàng. Mà quá trình huy động vốn và
    sử dụng vốn có hiệu quả luôn gắn liền với hoạt động của các dịch vụ ngân hàng, mà điều này không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào.

    Mặc dù hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển, nhưng khi đối mặt với các ngân hàng trên thế giới, chúng ta vẫn còn hạn chế và không đủ sức để cạnh tranh ve nhiều mặt: vốn, công nghệ, lẫn năng lực quản trị.

    Hơn nữa, đa dạng dịch vụ, chất lượng của dịch vụ là mục tiêu mà các cá nhân và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lựa chọn để đau tư, giao dịch và đặt niềm tin. Chính vì thế mà các ngân hàng nên dễ dàng hoá cách sử dụng các dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phan vào sự thành công cho khách hàng cũng chính là sự thành công của ngân hàng. Vì vây, phát triển các dịch vụ ngân hàng là vấn đe mà nhiều ngân hàng đang quan tâm và nó cũng chính là thị trường tiềm năng cho các ngân hàng thương mại phát triển.

    Vì tam quan trọng của sự phát triển của Ngân hàng đối với nen kinh tế Việt Nam, cho nên em chọn đe tài “Phân tích Phát Triển Các Dịch Vụ Tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Cần Thơ”.

    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

    Căn cứ vào các dịch vụ tại Ngân hàng đem phân tích để thấy được các dịch vụ của Ngân hàng thực tế đang hoạt động như thế nào.

    Căn cứ vào các công thức đã học đem áp dụng vào thực tiễn để đánh giá chính xác và toàn diện hơn sự phát triển các dịch vụ của Ngân hàng.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1 Mục tiêu chung

    Tiến hành phân tích các dịch vụ của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 để biết được những mặt mạnh cũng như những mặt còn hạn chế. Từ đó, đưa ra biện pháp nhằm đấy mạnh hơn những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế. Đồng thời sẽ kiến nghị với ngân hàng cấp trên, ngân hàng Nhà nước

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể

    - Phân tích xu hướng phát triển các dịch vụ của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007
    - Đánh giá tình hình hoạt động của các dịch vụ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh can Thơ

    + Dịch vụ chuyến tiền

    + Dịch vụ ngân hàng điện tử

    + Dịch vụ ngân quỹ

    + Dịch vụ thu chi hộ

    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.3.1. Không gian nghiên cứu

    Đe tài này được nghiên cứu tại Sacombank - Chi Nhánh Can Thơ

    1.3.2. Thời gian nghiên cứu: từ 12/02/2008 đến 25/04/2008

    1.3.3. Đoi tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là doanh thu, chi phí của các dịch vụ tại ngân hàng

    1.4. LƯỢC KHẢO CÁC ĐÈ TÀI CÓ LIÊN QUAN

    - Thạc sỹ Đặng Thị Ái với bài phân tích: “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ thị trường đay tiềm năng cho các ngân hàng thương mại’. Trong bài này Đặng Thị Ái đưa ra nhu cầu của lượng khách hàng trẻ và sự phát triển của nen kinh tế, nên nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ đa dạng của ngân hàng ngày càng tăng. Đây là thị trường hết sức rộng lớn cho các ngân hàng bán lẻ. Cho dù giá trị của mỗi giao dịch bán lẻ không cao nhưng ve tổng thể thì thị trường dịch vụ bán lẻ cũng hấp dẫn không kém so với các hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các công ty lớn và những người giàu có.

    Hoạt động ngân hàng bán lẻ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động các ngân hàng thương mại trên thế giới. Các ngân hàng bán lẻ toàn cầu được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách 20 ngân hàng toàn cầu hàng đau theo xếp hạng của tạp chí The Banker vào năm 2015.

    Từ đó, tác giả đưa ra một vài biện pháp cũng như thực trạng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, nhằm phát triển thị trường này cho các ngân hàng Việt Nam.

    Nhìn chung thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đã có những bước phát triển mới phù hợp với xu thế chung của thế giới, góp phan quan
    Những năm gần đây kể cả ngân hàng trong nước và nước ngoài đều có xu hướng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ bằng cách mở rộng mạng lưới hoạt động, đau tư công nghệ, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích cho khách hàng cá nhân (các loại thẻ ngân hàng, cho vay tiêu dùng.) nhưng thị trường vẫn chưa thật sự hấp dẫn, chưa thật sự được khai thác đúng mức. Có thể thấy thực trạng này qua một số con số thống kê tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: các ngân hàng thương mại hiện nay cung ứng ra thị trường khoảng 300 sản phẩm dịch vụ (các ngân hàng trên thế giới có khoảng 3.000 dịch vụ), doanh thu từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ chiếm khoảng 6% đến 12% trên tổng doanh thu (các ngân hàng trên thế giới con số này khoảng 40 % - 50%), trong đó 50% doanh thu bán lẻ từ các thành phố lớn. Chất lượng các dịch vụ còn thấp: dịch vụ còn mang tính thô sơ, tính tiện ích thấp, những dịch vụ sử dụng công nghệ cao còn nghèo. Có thể thấy tiềm năng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay ở nước ta là rất lớn.

    Thực trạng trên một mặt do cơ chế, chính sách, các quy định của nhà nước trong hoạt động của ngân hàng còn nhiều bó hẹp. Mặt khác, do nen lực của tài chính chưa đủ mạnh để đau tư vào công nghệ trong khi vẫn thiếu các yếu tố cơ bản để phát triển loại hình dịch vụ này như: thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu cơ sở vật chất, thiếu sự chủ động sáng tạo trong kinh doanh.

    Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...