Luận Văn Phân tích pháp luật và bình luận, đánh giá về thực trạng thành lập, hoạt động của các Khu chế xuất,

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 3
    1.1. Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) 3
    1.2. Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất 3
    1.3. Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất 4
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 7
    2.1 Thực trạng thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất: 7
    2.1.1 Lịch sử hình thành Khu công nghiệp, khu chế xuất: 7
    2.2 Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất: 11
    2.2.1 Giá thuê đất: 11
    2.2.2 Về tình hình thu hút vốn đầu tư: 12
    2.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh: 14
    2.2.4 Thực trạng về nguồn lực lao động: 16
    2.2.5 Các hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất: 18
    CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN - GIẢI PHÁP. 18
    3.1. Nguyên nhân. 18
    3.2. Giải pháp. 19
    KẾT LUẬN 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 27


    LỜI MỞ ĐẦUPhát triển Khu công nghiệp ( KCN), Khu chế xuất (KCX) là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN, KCX vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hơn 20 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình KCN, KCX.
    Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý và hoạt động của các KCN, KCX tương đối đặc thù, mang tính đột phá; từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Ban Quản lý các KCN, KCX thể hiện vai trò đầu mối quản lý nhà nước KCN, KCX ở địa phương. Trên thực tế, thành công của thu hút FDI vào các KCN, KCX mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KCX, qua đó tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn về môi trường đầu tư kinh doanh, trong điều kiện pháp luật đã có những sự thay đổi nhất định, thể chế chính sách, tổ chức bộ máy còn chưa hoàn thiện, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế nhất định.
    Với mục đích này, nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu “phân tích pháp luật và bình luận, đánh giá về thực trạng thành lập, hoạt động của các Khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam.Nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thành lập, hoạt động của KCX, KCN ở nước ta”.


    NỘI DUNGCHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT1.1. Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)Theo điều 2 chương 1 Nghị Định 29 NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế:
    Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
    Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
    Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể.
    1.2. Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất[​IMG] Sự giống nhau:
    - Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có cư dân sinh sống
    - Được thành lập theo quy chế riêng của Chính phủ và hoạt động theo quy chế pháp lý riêng.
    - Là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất
    [​IMG] Sự khác nhau:
    Ø Về mục tiêu thành lập:
    Mục tiêu thành lập KCN nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.Trong khi đó, KCX được thành lập chỉ nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
    Ø Về căn cứ tính chất ranh giới, địa lý:
    Ranh giới, địa lý của các KCN đơn thuần chỉ là xác định mốc giới, phân biệt các vùng, lãnh thổ khác bằng hệ thống hàng rào. Trong khi đó, địa lý, ranh giới của KCX là biên giới hải quan và thuế quan của một nước.
    Các KCX yêu cầu có vị trí thuận lợi để thực hiện hoạt động xuất khẩu( ở gần hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện đến các cảng, bến bãi, hệ thống kho tập kết hàng ). Các KCN lại yêu cầu vị trí đảm bảo có hệ thống giao thông thuận tiện cả tới các địa điểm tiêu thụ nội địa.
    Ø Về tổ chức, hoạt động:
    Tổ chức, hoạt động trong KCN bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, hoạt động trong KCX bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
    Các công ty 100% vốn trong nước có thể được vào khu công nghiệp, khác với khu chế xuất chỉ liên kết với các công ty vốn nước ngoài
    Ø Về chức năng hoạt động:
    Chức năng hoạt động của KCN là sản xuất hàng công nghiệp và các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, chức năng hoạt động của KCX là sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
    1.3. Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất 1.3.1. Cơ sở pháp lý cho KCN, KCX ở Việt Nam hoạt động và phát triển
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...