Tiểu Luận Phân tích nội dung hợp tác và vai trò của Việt Nam trong một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    bài tập công pháp
    Phân tích nội dung hợp tác và vai trò của Việt Nam trong một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực (APEC)

    BÀI LÀM
    Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation – APEC) được thành lập vào tháng 11/1989 là một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. Việt Nam chính thức trở thành thành viên APEC vào ngày 14/11/1998. Thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế để mở đường cho thương mại phát triển, mục tiêu chính của việc tham gia APEC đối với Việt Nam được xác định là “Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập thị trường các nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.”

    I. NỘI DUNG HỢP TÁC APEC.
    Sau 15 năm tồn tại và phát triển, APEC đã dần mang những yếu tố và đặc điểm của một cộng đồng; quá trình xây dựng cộng đồng đã được bắt đầu trong nhiều lĩnh vực hợp tác của APEC. Sự mở rộng phạm vi nội dung hợp tác của APEC trong những năm gần đây cho thấy APEC đang hướng đến một cộng đồng theo nghĩa rộng hơn là một “cộng đồng kinh tế” đơn thuần.
    1. Về lĩnh vực thuế: với hai lĩnh vực thuế quan và phi thuế quan, mục tiêu cơ bản của MAG (Market Access Group – Nhóm tiếp cận thị trường) là tăng cường hợp tác giữa các thành viên APEC nhằm giảm thuế và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế trong khu vực, tiến tới các mục tiêu của tuyên bố Bogor về tự do hóa về thương mại đầu tư. APEC đã xây dựng cơ sở dữ liệu thuế xuất nhập khẩu, lịch trình giảm thuế, những thông tin về thuế quan hữu ích của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp muốn tìm hiểu thông tin về thuế của các thành viên APEC.
    2. 2. Về lĩnh vực dịch vụ: APEC tập trung hợp tác trong 4 lĩnh vực dịch vụ là viễn thông và thông tin, vận tải, du lịch và năng lượng. Để khuyến khích tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực này, nhóm Dịch vụ APEC (GOS) đã được thành lập năm 1997 nhằm giải quyết các vấn đề thuận lợi hóa và tự do hóa đầu tư và thương mại dịch vụ. Nội dung hợp tác tập trung vào việc trao đổi thông tin liên quán đến đàm phán dịch vụ WTO để giúp các nền kinh tế thành viên APEC tham gia tích vực vào vòng đàm phán và đóng góp vào sự phát triển của thương mại dịch vụ; xây dựng danh mục lựa chọn về Tự do hóa tự nguyện, thuận lợi hóa và thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật trong thương mại dịch vụ; nghiên cứu về Chi phí và lợi ích của Tự do hóa thương mại dịch vụ, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách về giá trị cảu việc tiến hành tự do hóa thương mại dịch vụ Nội dung hợp tác này nhằm mục tiêu giảm dần các hạn chế về thâm nhập thị trường, đồng thời từng bước áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đối với thương mại dịch vụ.
    3. Về lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT): năm 1996, APEC đã thành lập Nhóm Chuyên gia về SHTT (IPEG) để điều phối và thực hiện những công việc có liên quan đến quyền SHTT. Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Chilê tháng 11/2004 đã ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường bảo hộ và thực thi quyền SHTT và sự cần thiết triển khai Chiến lược tổng thể của APEC về SHTT, trong đó có nội dung giảm vi phạm bản quyền tác giả và buôn bán hàng giả. Vì vậy, trong năm 2005, APEC đã thông qua Sáng kiến về “Chống Hàng giả và Vi phạm Bản quyền trong APEC”, cụ thể hóa các biện pháp được đề xuất đề các thành viên có thể áp dụng trong thực tế.
    4. Về lĩnh vực cạnh tranh: mục tiêu hoạt động của Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và nới lỏng cơ chế chính sáhc (CPDG) là tăng cường phát triển môi trường cạnh tranh trong khu vực; đánh giá tác động của các luồng thương mại và đầu tư; xác định những lĩnh vực hợp tác giữa các thành viên APEC. Hoạt động nổi bật của nhóm công tác này là xây dựng và cập nhật hàng năm cơ sở dữ liệu luật và chính sách cạnh tranh cho các thành viên APEC, đưa ra những chương trình xây dựng năng lực mới để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên thực hiện các nguyên tắc APEC về tăng cường cải cách pháp luật và cạnh tranh, thực hiện Danh mục lựa chọn về chính sách cạnh tranh,
    5. Về lĩnh vực đầu tư: Nhóm chuyên gia về đầu tư APEC (IEG) có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác APEC về tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của khu vực như: triển khai thực hiện Danh mục các biện pháp đầu tư không ràng buộc; tổ chức các hội thảo về đầu tư; Nhóm còn phối hợp và xuất bản cuốn “Sổ tay hướng dẫn về các chính sách đầu tư của các thành viên APEC” nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về chế độ, chính sách đầu tư của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC dành cho các doanh nghiệp quan tâm tới lĩnh vực này.
    Về lĩnh vực du lịch: Nhóm công tác về Du lịch của APEC (TWG) được thành lập vào năm 1993 với vai trò xây dựng chiến lược chung về du lịch thông qua việc phối hợp 4 mục tiêu chính sách về du lịch của APEC bao gồm: (i) Dỡ bỏ rào cản đối với thương mại và đầu tư trong ngành du lịch; (ii) Tăng cường việc đi lại của du khách và nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ du lịch; (iii) Quản lý bền vững các tác động và hiệu quả của du lịch; (iv) Tăng cường nhận thức và hiểu biết về du lịch như là một phương tiện phát triển kinh tế xã hội vào chiến lược du lịch của từng nền kinh tế và phát triển công nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...