Tiểu Luận Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia củ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    bài tập công pháp
    Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia của Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong bối cảnh hiện nay khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Trong quá trình hợp tác quốc tế đã hình thành nên các tổ chức quốc tế khu vực cũng như toàn cầu quan trọng như ASEAN, Liên hợp Quốc, EU Trong khu vực Đông Nam Á, ASEAN là tổ chức đại diện cho tinh thần hữu nghị hợp tác của các quốc gia trong khu vực. Và Việt Nam cũng là một trong số các thành viên của tổ chức. Từ lâu hợp tác kinh tế – thuơng mại đã được các quốc gia thành viên của tổ chức chú trọng, quan tâm và coi là lĩnh vực hợp tác then chốt của tổ chức. Với tầm quan trọng như vậy, trong giới hạn bài tập này, nhóm 02 chúng em xin đi vào tìm hiểu đề tài “Phân tích nội dung hợp tác kinh tế – thương mại của ASEAN trong giai đoạn hiện nay và sự tham gia của Việt Nam”. Do hiểu biết và tầm nhìn còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo góp ý để kiến thức của chúng em thêm hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
    NỘI DUNG
    1. I. Khái quát về sự hình thành ASEAN.
    2. 1. Quá trình hình thành: Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác nhau ở Đông Nam Á [SUP](1)[/SUP]. Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam á thành “sân sau” của họ. Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết như: Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) tổ chức MAPHILINDO [SUP](2)[/SUP]. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước đó đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền. ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn. Trong khi đó, sau Chiến tranh Thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực”trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC); Khu vực Thương mại Tự do Mỹ Latin (LAFTA); Thị trường chung Trung Mỹ (CACM) .Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN[SUP](3)[/SUP]. Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN). Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên [SUP](4)[/SUP]. Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...