Chuyên Đề Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý? Từ đó nêu lên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã cường điệu hóa, tuyệt đối hóa phương pháp quản lý tổ chức hành chính và phương pháp quản lý tâm lý giáo dục, coi nhẹ phương pháp quản lý kinh tế xem đó là nặng về lợi ích cá nhân làm cho tình trạng quản lý ở mọi tổ chức đều mang tính chất quan liêu hình thức, hạn chế rất nhiều tính chủ động sáng tạo của mỗi người. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế xã hội được nhận thức và vận dụng một cách đầy đủ hơn, trong đó lợi ích kinh tế được coi trọng. Do đó phương pháp kinh tế trở thành phương pháp tác động chính đến đối tượng quản lý và được phối hợp bằng các phương pháp khác. Vậy nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý là gì ? Nó có ý nghĩa gì trong việc vận dụng phương pháp kinh tế tại đơn vị ?

    So với nguyên tắc quản lý, phương pháp quản lý là yếu tố linh hoạt, thường được thay đổi theo đối tượng và tình huống quản lý. Các nhà quản lý chỉ thực hiện tốt các chức năng của mình khi nhận thức đúng và sử dụng tốt các phương pháp quản lý .

    Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lý vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể .

    Việc nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lý có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ và năng lực cụ thể của người quản lý, thể hiện tài nghệ của người quản lý, vừa khoa học vừa sáng tạo vừa nghệ thuật. Mỗi phương pháp quản lý đặc trưng cho một thủ pháp tạo động cơ và động lực thúc đẩy đối tượng quản lý. Đối tượng tác động của các phương pháp quản lý là những con người, là những thực thể, có cá tính thói quen, tình cảm nhân cách gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

    Con người không chỉ đóng góp vào thành quả chung của tập thể, đồng thời cũng mong muốn nhận lại từ thành quả chung đó những lợi ích vật chất và tinh thần thỏa đáng. Con người không chỉ chấp hành mệnh lệnh của người quản lý mà còn là một chủ thể sáng tạo trong công việc, có tinh thần độc lập tự chủ. Trong tổ chức con người không làm việc cá nhân mà làm việc hợp tác, phối hợp nên thành quả lao động đạt được không chỉ là cá nhân mà còn là của tập thể .

    Trong cơ chế quản lý phương pháp, phương pháp quản lý là nội dung cơ bản, là yếu tố cơ động nhất. Vì vậy nó có khả năng điều chỉnh kịp thời đối với sự biến đổi của đối tượng và tình huống quản lý, nhưng vẫn giữ được định hướng và mục tiêu quản lý. Thực tế là phần lớn kết quả của quá trình quản lý tùy thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng các phương pháp quản lý Phương pháp quản lý làm cho các hoạt động quản lý tuân thủ đúng quy luật, nguyên tắc quản lý; đồng thời sát hợp với điều kiện và đối tượng quản lý.

    Để tác động đến yếu tố con người trong lao động, người ta phải dùng nhiều phương pháp tác động khác nhau. Nếu căn cứ vào nội dung tác động, sẽ có ba
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...