Tài liệu Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trùkhả năng và hiện thực; ý nghĩa phương pháp luận của nó tro

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù”khả năng và hiện thực”; ý nghĩa phương pháp luận của nó trong hoạt động thực tiễn?
    1. Một số khái niệm:
    Khả năng là cái hiện thực chưa có, chưa tới nhưng sẽ có, sẽ tới trong những điều kiện thích hợp, hiện thực là tất cả những gì hiện có, hiện dang tồn tại thật sự.
    Hiện thực bao gồm những sự vật hiện tượng đang tồn tại 1 cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại 1 cách chủ quan trong ý thức con người.
    Mọi khả năng đều là khả năng thực tế, đều tồn tại thực sự do hiện tại sinh ra( vd: hạt thóc có khả năng trở thành cây lúa khi có những điều kiện thích hợp).
    Tuy mọi khả năng đều là khả năng thực tế song sự hình thành của chúng ko hoàn toàn như nhau: có khả năng được hình thành 1 cách tất nhiên do quy luật vận động nội tại của sự vật gọi là khả năng tất nhiên, có khả năng hình thành 1 cách ngẫu nhiên gọi là khả năng ngẫu nhiên(vd: khi gieo đồng tiền, thì khả năng xuất hiện 1 trong 2 đồng tiền là tất nhiên, còn xuất hiện mặt nào đó là khả năng ngẫu nhiên); khả năng tất nhiên bao gồm: khả năng gần tức là khả năng đã có đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, khả năng xa nghĩa là phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển quá độ mới đủ điều kiện biến thành hiện thực( vd: sản xuất 10 tấn lúa/ha/năm là khả năng gần, thực hiện nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là khă năng xa”).
    Ngoài những dạng khả năng chính trên đây còn có thể phân khả năng thành khả năng chủ yếu, khả năng thứ yếu; khả năng tốt, khả năng xấu, khả năng cùng tồn tại ,khả năng loại trừ nhau
    2.Mối quan hệ biện chứng:
    -Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ nhau, ko tách rời nhau, luôn chuyển hóa nhau; trong thực tế quá trình phát triển của sự vật chính là quá trình mà trong đó khả năng biến thành hiện thực, còn hiện thực này vì quá trình phát triển nội tại của mình lại sản sinh ra khả năng mới, các khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực mới, tạo thành 1 quá trình vận động liên tục, ko ngừng phát triển của sự vật.
    -Trong cùng1 điều kiện nhất định, ở cùng 1 sự vật có thể tồn tại 1 số khả năng chứ ko phải chỉ có 1 khả năng (vd: 1 học sinh đang học trong các trường đại học có nhiều khả năng trở thành kĩ sư, bác sĩ ,giáo viên )
    -Để khả năng biến thành hiện thực thường cần ko chỉ 1 điều kiện mà là tập họp những điều kiện, tập họp đó gọi là điều kiện cần và đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định trở thành hiện thực, sự biến nhất định sẽ xuất hiện (vd: để cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra cần có các điều kiện như: giai cấp thóng trị ko thể giữ nguyên sự thống trị của mình dưới dạng cũ nữa, giai cấp bị trị bị bần cùng hóa, tính tích cực của quần chúng tăng lên, giai cấp cách mạng có đủ năng lực tiến hành những hành động mạnh mẽ, thiếu 1 trong những điều kiện đó thì cách mạng ko nổ ra)
    -Khả năng có thể trở thành hiện thực theo 1 số con đường chủ yếu như: thuần túy tự nhiên, do các quy luật khách quan chi phối (vd: các quá trình vũ trụ địa chất); sự chuyển hóa mang tính tự nhiên, nhưng có sự tác động của con người (vd: đột biến gen, lai giống nhân tạo), sự chuyển hóa thuần túy do tác động của con người (vd: sản xuất vật liệu mới).
    -Hoạt động của ý thức con người trong đời sống xã hội có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực, nó có thể làm cho quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn, có thể điều khiển cho khả năng phát triển theo hướng này hay hướng khác phục vụ cho chính lợi ích của con người bằng cách tạo ra những điều kiện thích ứng.
    3.Ý nghĩa phương pháp luận:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...