Chuyên Đề Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả’; ý nghĩa phương pháp luận của nó

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù “ Nguyên nhân và kết quả’’; ý nghĩa phương pháp luận của nó trong hoạt động thực tiễn ?
    1.Một số khái niệm:
    _ Nguyên nhân la sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định.
    -Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau (vd: cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản là nguyên nhân của cách mạng vô sản và ngược lại.
    2.Tính chất của mối liên hệ nhân quả: theo quan điểm của phép biện chứng duy vật thì mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu.
    Tính khách quan:chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo không thừa nhận mối liên hệ nhân quả không tồn tại ngay trong sự vật hiện tượng và cho rằng mối liên hệ ấy chỉ tồn tại ở 1 lực lượng siêu nhiên hoặc ở thượng đế; chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi khái niệm nguyên nhân và kết qua chỉ là những kí hiệu mà con người dùng để ghi những cảm giác của mình, sự phát triển của khoa học và thực tiễn đã bác bỏ những quan điểm sai lầm trên, những nhà duy vật biện chứng khẳng định rằng mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ khách quan của bản thân sự vật, nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, ko phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay ko, con người chỉ có thể tìm ra mối quan hệ ấy trong giới tự nhiên khách quan chứ ko phải trong tư duy của mình.
    -Tính phổ biến: tất cả các hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định, ko có hiện tượng nào ko có nguyên nhân cả, chỉ có điều nguyên nhân dó có được phát hiện hay là chưa mà thôi.
    -Tính tất yếu: kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định, những điều kiện này là cần thiết cho 1 biến cố có thể xảy ra, thực tiễn cho thấy rằng 1 nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện nhất định chỉcó thể gây ra kết quả nhất định (vd: nước từ chất lỏng thành chất khí trong điều kiện 100 độ C và các vd khác trong xã hội và trong tư duy).
    3.Mối quan hệ biện chứng nhân quả:
    a.Nguyên nhân sản sinh ra kết quả:
    -.Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện ngay sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động; tuy nhiên sự sắp xếp này chỉ mang tính tương đối, bởi và có cái là nguyên nhân của quá trình này nhưng lại là kết quả của quá trình trước đó và cứ như thế tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng vô tận.
    -Cùng 1 nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, ngược lại 1 kết quả có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẽ hay tác động cùng 1 lúc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...