Tiểu Luận phân tích nội dung chủ yếu của tổ chức hoạt động công sở

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2. Nội dung chủ yếu của tổ chức hoạt động công sở.
    2.1. Phân công công việc phải thực hiện thành các nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm vận hành và giải quyết đúng các công việc đặt ra.
    Phân công công việc là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật trong các cơ quan nhà nước hoặc nội quy trong các tổ chức xã hội nhằm giao cho các tổ chức, cá nhân những việc, những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao.
    Phân công công việc dựa trên những cơ sở là: theo vị trí pháp lý và thẩm quyền của cơ quan đơn vị; theo khối lượng và tính chất của công việc; theo số lượng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan.
    Việc phân chia công việc có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình chung của công vụ. Bởi lẽ, nó sẽ cho phép nhà quản lý nắm vững được toàn bộ quá trình vận hành công việc trong công sở và điều chỉnh chúng một cách kịp thời khi cần thiết. Mặt khác, việc phân công ra từng nhiệm vụ cụ thể sẽ giúp cho công vụ được bố trí một cách khoa học, phù hợp và đạt được hiệu quả cao cũng như tiến độ công việc sẽ được xúc tiến. khi công vụ được phân chia cụ thể, các công chức, viên chức sẽ biết được mình phải làm gì và thực hiện như thế nào? Tránh tình trạng ỷ lại, dồn việc cho nhau. Và trên cơ sở những quy định của pháp luật họ biết được trách nhiệm của mình khi không hoàn thành công vụ.
    Phân công công việc là một hoạt động không hề đơn giản, đó là cả nghệ thuật trong lãnh đạo và quản lý. Các nguyên tắc làm chỗ dựa để phân công công việc là: phân công dựa theo chức năng, điều kiện làm việc mà phân công công việc, tránh tình trạng vì tình cảm; chú ý trước hết kinh nghiệm và năng lực của từng cá nhân và tổ chức (nguyên tắc dụng nhân như dụng mộc) .
    2.2. Tập hợp các nhiệm vụ đã được xác định theo các vị trí thỏa mãn yêu cầu quản lý và có liên hệ với nhau trong quá trình giải quyết các công việc nhằm điều hành một cách trật tự, thích hợp.
    Có thể hiểu “nhiệm vụ” nói chung là các công việc được giao phải thực hiện, gánh vác. Cơ sở đầu tiên để xác lập nhiệm vụ của công sở là căn cứ vào quy định của pháp luật về chức năng của công sở đó trong bộ máy Nhà nước. Dựa vào các quy định đó mà công sở có chức năng gì thì sẽ có nhiệm vụ phù hợp.
    Các nhiệm vụ trong một công sở có liên quan mật thiết với nhau, khi thực hiện tốt nhiệm vụ này thì đó chính là cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ khác. Và yêu cầu đặt ra là ta cần phải biết tập hợp các nhiệm vụ có liên quan với nhau, để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều hành công việc của công sở. Việc tập hợp các nhiệm vụ để thực hiện sẽ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...