Tiểu Luận phân tích những ưu, nhược điểm của thanh toán bằng thẻ ATM và một số giải pháp để việc sử dụng thẻ A

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    Trên thế giới từ lâu việc thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến và được người dân dùng rất linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Trong các giao dịch thương mại cổ điển, việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt (cash) kèm theo nhiều rủi ro và bất tiện, người ta đã nghĩ ra các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, điển hình là thanh toán bằng séc (cheque), bằng thẻ (card) và bằng các phương thức viễn thông khác như telegraphic transfer (TTR) . Những hình thức thanh toán trên đã mang lại rất nhiều thuận lợi trong giao dịch hằng ngày. Tất cả đều là những hình thức thanh toán không bằng tiền mặt. Việc sử dụng thẻ ATM cũng là một hình thức thanh toán nói trên.
    Bài tiểu luận sẽ đi sâu tìm hiểu những vấn đề chung nhất liên quan đến thẻ ATM đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm phân tích những ưu, nhược điểm của cách thanh toán này, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục để việc sử dụng thẻ ATM ngày càng an toàn và rộng rãi hơn ở Việt Nam.

    B. NỘI DUNG
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẺ ATM
    1. Khái niệm thẻ ATM
    Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v. từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ.
    2. Đặc điểm của thẻ ATM
    Thẻ là một miếng plastic thường thiết kế với kích thước chữ nhật tiêu chuẩn để phù hợp với khe đọc thẻ, có kích thước thông thường là 8,5cm x 5,5cm.
    Trên bề mặt thẻ dập nổi tên chủ thẻ, số thẻ, băng giấy để chủ thẻ ký tên, và băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip) lưu trữ thông tin về tài khoản đã được khách hàng đăng ký tại ngân hàng nào đó.
    Thẻ thường do các ngân hàng phát hành cho khách hàng của mình để phục vụ cho việc thanh toán. Việc thanh toán này thường thực hiện giữa các ngân hàng khác nhau.Vì thế có các tổ chức thanh toán quốc tế như VISA, MasterCard, American Express, Delta, hoặc các tổ chức thanh toán liên ngân hàng trong nội địa một nước (ví dụ NETS của Singapore) thường có biểu tượng (logo) riêng để phân biệt dịch vụ của họ với nhau.
    3. Các khái niệm liên quan:
    a. Máy ATM:
    Máy ATM (Automatic Teller Machine) là một trong những thiết bị quan trọng để giao dịch thẻ.
    Máy ATM hay máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng Anh) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng.
    Máy thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền, hàng hóa, dịch vụ
    Ngoài chức năng cơ bản trên, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm dịch vụ bỏ tiền mặt, bỏ ngân phiếu vào tài khoản, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, mua thẻ cào điện thoại di động, bán vé hay các giao dịch điện tử trực tiếp khác cho các máy rút tiền tự động.
    Máy ATM có nhiều loại. Loại xuyên tường: máy được đặt bên trong một phòng kín chỉ có phần mặt máy đưa ra để khách hàng giao dịch. Loại máy này thường được đặt bên ngoài mà không cần nhân viên bảo vệ. Loại đặt sảnh (lobby): máy được thiết kế nhỏ gọn để đặt trong sảnh trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn
    Có chức năng giống với máy ATM đó là máy cà thẻ POS. Tuy nhiên cần phân biệt hai máy này với nhau.
    POS (viết tắt tiếng anh của Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ. Hiện nay trên khắp thế giới thẻ ATM cũng không phải chỉ để giao dịch trên các máy ATM thuần tuý, nó còn được giao dịch tại rất nhiều các thiết bị POS mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó thông qua hợp đồng chấp nhận thẻ đó. Các điểm chấp nhận thanh toán này có thể là khách sạn, sânbay
    Như vậy, máy cà thẻ POS và máy rút tiền tự động ATM đều có một điểm chung là giao dịch được qua thẻ ATM. Tuy vậy, máy POS có nhiều ưu điểm hơn. Ngoài chức năng như máy ATM, nó còn có thể thanh toán tại các cửa hàng trung tâm thương mại, siêu thị, thanh toán các khoản dịch vụ như điện nước, điện thoại, bảo hiểm, thực hiện giao dịch như kiểm tra số dư . Máy gọn nhẹ, chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, có thể dễ dàng lắp đặt nhiều nơi.
    b. Chủ thẻ (Cardholder)
    Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanh toán.
    c. Số PIN:
    Chủ thẻ thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động thông qua mã số cá nhân riêng. Mã số này do Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN, người chủ thẻ phải giữ bí mật, chỉ một mình mình biết. Đây là cơ sở cho sự an toàn về tài khoản của chủ thẻ.
    d. BIN (Bank Identificate)
    Đây là mã số chỉ Ngân hàng phát hành thẻ. Mỗi Ngân hàng có mã số này khác nhau. Trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất.
    e. Ngân hàng phát hành thẻ:
    Ngân hàng phát hành thẻ là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là Ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng.
    Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.
    f. Ngân hàng thanh lý (Ngân hàng thanh toán)
    Đây là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một Ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành.
    g. Hạn mức tín dụng
    Được hiểu là tổng số tín dụng tối đa mà Ngân hàng phát hành thẻ cấp chochủ thẻ sử dụng đối với từng loại thẻ.
    h. Ngày hiệu lực:
    Ngày sao kê (Statement date): là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng.Ngày đáo hạn (Due date): là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hay một phần trong giá trị sao kê


    C. PHẦN KẾT LUẬN
    Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM (thẻ ghi nợ), khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày bởi tính tiện dụng và an toàn của nó. Tuy nhiên, với hệ thống máy móc vận hành vẫn còn chưa đạt yêu cầu, khả năng thông tin tài khoản thẻ chưa được bảo toàn một cách triệt để đã làm cho hình thức thanh toán này đối đầu với rất nhiều rủi ro.
    Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng ưa chuộng trong kinh doanh hiện nay. Nó đảm bảo cho việc mua bán hàng hóa quốc tế được xuyên suốt mà không cần phụ thuộc vào thời gian thanh toán. Do đó, dù còn nhiều nhược điểm, phương thức thanh toán bằng thẻ ATM nói riêng và phương thức thanh toán không bằng tiền mặt nói chung vẫn đang được đẩy mạnh ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trông đó có cả Việt Nam.
    Sử dụng thẻ ATM là một lĩnh vực được coi là mang lại nhiều tiện lợi cho người dùng. Nhưng hiện nay, dịch vụ này vẫn chưa phát triển ở nước ta. Đại đa số các chủ thẻ ở Việt Nam chỉ mở thẻ ATM để rút tiền mặt mà chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích mà thẻ có thể mang lại. Vì vậy, thẻ ATM vẫn chưa phát huy hết ý nghĩa của nó là thay thế tiền mặt trong thanh toán. Các Ngân hàng cần có những chính sách liên kết, mở rộng dịch vụ phát hành thẻ ATM và không ngừng đầu tư, nâng cấp thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm thiểu rủi ro và phục vụ khách hàng tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...