Tiểu Luận Phân tích những tồn tại trong các công ty kiểm toán việt nam về tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ TUÂN THỦ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
    MỤC LỤC

    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    Phần I. Tổng quan về chuẩn mực đạo đức. 3
    1. Tính độc lập. 3
    2. Tính chính trực và khách quan. 6
    3. Khách Quan. 7
    4. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng. 8
    5. Tính bảo mật 8
    6. Tư cách nghề nghiệp. 10
    7. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. 10
    Phần II. Nguyên nhân tồn tại việc không tuân thủ chuẩn mực đạo đức kiểm toán ở các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay. 11
    1. Cố ý vi phạm do chế tài xử phạt quá nhẹ. 11
    2. Chênh lệch cung - cầu. 14
    3. Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” trong nghành. 18
    4. Mối quan hệ giữa các công ty kiểm toán với khách hàng. 20
    5. “Lại quả” và “bỏ nhỏ”. 21
    PHẦN III. Giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên. 23
    1. Về phía nhà nước. 23
    2. Về phía nhà trường và các tổ chức đào tạo. 23
    3. Về phía các tổ chức, CTKT 24
    4. Về phía KTV 25
    Phần IV: Kiểm toán trên thế giới 27
    V. Tổng kết. 30
    PHỤ LỤC 01. 31



    BẢNG CHỮ VIẾT TẮTKTV Kiểm toán viên
    CTKT Công ty kiểm toán
    BCTC Báo cáo tài chính
    BTC Bộ tài chính
    DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    NKT Nền kinh tế
    NN Nhà Nước
    VACPA Vietnam association of certified
    Pulic accountants
    CTCP Công ty cổ phần
    NĐT Nhà đầu tư
    UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
    TNHH Trách nhiệm hữu hạn


    LỜI MỞ ĐẦU
    Như chúng ta đã biết, nền kinh tế phát triển đòi hỏi con người cần có nhiều thông tin hơn để có thể nắm bắt cơ hội, để ra những quyết định đúng đắn và để tồn tại. Nhưng có nhiều lý do tác động tới nội dung và độ tin cậy của các thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế. Nhu cầu thẩm định về các nguồn thông tin này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, chính vì vậy sự xuất hiện của các Kiểm toán viên là yếu tố khách quan.
    “Có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” là một trong những câu nói đi vào lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “ Đức” và “ Tài “ là hai khái niệm luôn đi cùng nhau, là điều kiện cần và đủ để làm nên một Kiểm toán viên tốt. Tuy nhiên, những cám dỗ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự bùng nổ thông tin hiện nay kéo theo ngày càng nhiều tồn tại trong việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức của Kiểm toán viên, khiến cho Nhà quản lí và Nhà đầu tư đặt dấu chấm hỏi cho vấn đề “Đạo đức của Kiểm toán viên?”
    Ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 cùng một số văn bản pháp qui qui định mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, những tồn tại trong việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức ngày cảng nhiều, gây nguy hại đến uy tín của nghề kiểm toán, thiệt hại kinh tế cho Nhà đầu tư và gây khó khăn cho các cấp quản lý.
    Nắm bắt được thực trạng này, các thành viên nhóm I đã thảo luận: “Phân tích những tồn tại trong các công ty kiểm toán Việt Nam về tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp”. Qua đây, chúng em nêu ra nội dung của chuẩn mực đạo đức, những tồn tại, tìm nguyên nhân và biện pháp để hạn chế việc vi pham chuẩn mực đạo đức đối với KTV hiện nay. Trong quá trình thảo luận, chúng em không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của Cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...