Tiểu Luận Phân tích những tiền đề ra đời của nhà nước đầu tiên văn lang so sánh với điều kiện ra đời nhà nước

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích những tiền đề ra đời của nhà nước đầu tiên văn lang so sánh với điều kiện ra đời nhà nước đầu tiên ở trung quốc​
    Information

    Sự ra đời của Nhà Nước là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người.Điều kiện quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của một Nhà Nước đó chính là sức sản xuất phát triển đến đỉnh cao xuất hiện sự phân hóa xã hội. Nhà nước là sản phẩm tất yếu của một xã hội mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Đó cũng là điều kiện chung của sự ra đời tất cả các nhà nước trên thế giới này. Song bên cạnh đó sự ra đời của mỗi nhà nước còn mang những đặc trưng riêng tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Tiền đề ra đời của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam cũng thể hiện rõ điều đó, đặc biệt là trong sự đối chiếu với lịch sử nhà nước đầu tiên ở Trung Quốc.
    Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có vị trí địa lý tương đối giống nhau. Trong lịch sử cổ đại đều nằm trong khu vực văn hóa văn minh phương Đông. Do vậy mà xét trên những phương diện cơ bản tiền đề ra đời của nhà nước đầu tiên ở hai quốc gia hầu như là tương đồng.
    Điều kiện đầu tiên thúc đẩy sự ra đời của một Nhà nước ở mọi quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là sự phân hóa xã hội đạt đến mức cao. Nhân loại dải những bước dài trên chặng đường phát triển của lịch sử. Cùng với sự ra đời của kim khí mà cụ thể là đồ sắt đã đưa nền sản xuất lên một trình độ mới, của cải làm ra nhiều hơn. Nó không chỉ đủ cho nhu cầu hàng ngày mà còn dư thừa. Quá trình này dẫn đến sự tư hữu, song do địa vị xã hội khác nhau mà sự tư hữu cũng khác nhau, người có nhiều người có ít. Sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa đẳng cấp cũng theo đó mà hình thành. Các đẳng cấp không giống nhau thì quyền lợi cũng không thể thống nhất được. đó là lý do tại sao mà mẫu thuẫn giai cấp ngày càng lớn. Giai cấp thống trị muốn duy trì quyền lợi của mình, đàn áp dân chúng thì cần phải tổ chức ra một lực lượng bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Nhà nước ra đời trong bối cảnh như vậy,là kết quả của mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được. Do vậy khi không còn giai cấp thì nhà nước sẽ tư tiêu biến.
    Lịch sử Việt Nam đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn (khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 1 TCN) nền kinh tế-xã hội đã đạt đến bước phát triển vượt bậc. Trước tiên là kinh tế: Thời kỳ văn hóa Đông Sơn đánh dấu sự thăng hoa của đồ đồng và manh nha của luyện kim. Bên cạnh đóng góp về mặt văn hóa nghệ thuật nó thúc đẩy sự phát triển của công cụ sản xuất, làm cho năng suất lao động ngày một tăng cao. Sức sản xuất của xã hội tăng lên, phân hóa giai cấp ngày một rõ rệt. Thông qua nghiên cứu của giới khảo cổ về mộ táng đã chứng minh rất rõ về điều nay. Tại khu Làng Cả (Việt Trì) phản ánh rất rõ tình trạng phân hóa xã hội này: Trong số 307 ngôi mộ có 258 ngôi mộ không có hiện vật,có 38 ngôi mộ có từ 1 đến 5 hiện vật, 5 ngôi mộ có từ 6 đến 10 hiện vật, 3 ngôi mộ có từ 11 đến 15 hiện vật và có 3 ngôi mộ trên 16 hiện vật Mộ của quý tộc, địa chủ giàu có thường mang theo nhiều đồ tùy táng như gươm, dao, dụng cụ quý giá trong cuộc sống hàng ngày .Còn mộ của thường dân thì hầu như không có đồ tùy táng.
    Sự phát triển của kinh tế cũng kéo theo sự chuyển biến của xã hội. Thứ nhất là công xã thị tộc mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ. chế độ mấu hệ đánh dấu vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ kinh tế mà hoạt động hái lượm còn là phương thức sinh sống chủ yếu của cả thị tộc. Quan hệ hôn nhân trong thời kỳ này là quần hôn, do vậy hầu như người con sinh ra chỉ biết mặt mẹ mình. Sau này khi đồ sắt xuất hiện, người đàn ông là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải vật chất. Họ dần dần chiếm lấy địa vị trong xã hội. Chế độ phụ hệ ra đời, thay thế cho chế độ mẫu hệ. các tác phẩm văn học dân gian của nước ta in dấu bước chuyển biến này như Truyện Chử Đồng Tử- Tiên Dung, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Truyện Trầu Cau .đề cao vai trò của người đàn ông. Đồng thời thông qua các câu chuyện cổ tích dân gian này cũng cho thấy sự ra đời của các gia đình hạt nhân là quá trình tan rã của công xã thị tộc với chế độ quần hôn. Thay vào đó là hôn nhân đối ngẫu hay là cặp đôi về hôn nhân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...