Luận Văn Phân tích những thuận lợi khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công ty du lịch An Giang

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích những thuận lợi khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Côngty du lịch An Giang


    SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ - BIỂU BẢNG
    Trang
    ™ SƠ ĐỒ:
    Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh . 05
    Sơ đồ 2.2: Sơ đồ ma trận Swot . 08
    Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty . 25
    Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mãng du lịch . 30
    Sơ đồ 7.5: Ma trận Swot . 70
    Sơ đồ 7.6: Chiến lược sản phẩm 74
    ™ ĐỒ THỊ:
    Đồ thị 6.1: Tình hình doanh thu thuần và tổng chi phí mãng du lịch . 63
    ™ BIỂU BẢNG:
    Bảng 3.1: Bảng tổng hợp danh sách lao động . 29
    Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 . 33
    Bảng 4.3: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2003 35
    Bảng 4.4: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội . 35
    Bảng 4.5: Doanh thu du lịch 36
    Bảng 4.6: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người . 43
    Bảng 5.7: Thống kê số lượng khách của công ty Du Lịch An Giang . 47
    Bảng 5.8: Ngân sách nhà nước cấp cho công ty Du Lịch An Giang . 49
    Bảng 6.9: Tình hình thu nhập của công nhân viên 54
    Bảng 6.10: Lương phát cho nhân viên mãng du lịch . 55
    Bảng 6.11: Số ngày khách của công ty Du Lịch An Giang . 56
    Bảng 6.12: Số liệu dùng phân tích tỷ số tài chính . 57
    Bảng 6.13: Các tỷ số tài chính . 58
    Bảng 6.14: Kết quả hoạt động kinh doanh mãng du lịch 61
    Bảng 6.15: Tình hình thực hiện kinh doanh mãng du lịch 63
    Bảng 6.16: Chi phí quảng cáo cho mãng du lịch . 65
    Bảng 6.17: Tình hình đóng góp ngân sách của công ty . 67

    DẪN NHẬP
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở những nước phát triển, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể thiếu được. Chế độ làm việc 4 đến 5 ngày một tuần ở một số nước đã và đang tạo điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thoả mãn mọi nhu cầu cho khách.
    Cùng với thế giới, ngành du lịch ở Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng to lớn. Lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển. Trong đó, An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, phong tục tập quán tốt và độc đáo, có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản chất nhân văn, nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt là người dân An Giang rất mến khách và giàu lòng nhân ái. Với những tiềm năng phong phú ấy liệu du lịch An Giang có thật sự phát triển thành công hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang.
    1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
    Công ty du lịch An Giang là đơn vị kinh doanh cả thương mại và du lịch. Do khả năng có giới hạn, tôi tập trung nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh du lịch của công ty; mặc khác, do hạn chế về thời gian, tôi chỉ phân tích những thuận lợi – khó khăn từ môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời rút ra nhận xét về khả năng đóng góp ngân sách của công ty trong suốt 3 năm gần đây 2001-2002-2003 và hoạch định chiến lược một phần cho mảng du lịch của công ty
    1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Tìm hiểu những ưu - nhược điểm bên trong doanh nghiệp, cũng như những cơ hội và các mối đe doạ bên ngoài tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch của công ty, để từ đó xây dựng chiến lược và các biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy du lịch phát triển.
    Giúp bản thân tôi vận dụng đúng kiến thức đã tiếp thu được trên lớp về chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp để đánh giá khả năng kinh doanh của một công ty; đồng thời, thấy được mức độ ảnh hưởng của du lịch trong việc đóng góp ngân sách nhà nước, mà đại diện ở đây là Công Ty Du Lịch An Giang.
    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên do vậy trong quá trình phân tích của mình, tôi sử dụng các phương pháp sau:
    1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
    - Trực tiếp xin số liệu của công ty.
    - Sử dụng những số liệu đã thu thập được trên báo, sách, tạp chí và những kiến thức đã học ở trường cũng như xã hội.
    1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
    ™ Phương pháp so sánh:
    Ở đây, phương pháp so sánh được dùng chủ yếu để phục vụ trong phân tích các tỷ số tài chính thông qua việc so sánh giữa kì này với kì khác, giúp thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính và đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp (thể hiện tiềm lực của công ty). Vì thế có thể nói, đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến, vừa tiện lợi vừa dễ áp dụng trong công tác phân tích tài chính.
    ™ Phương pháp tỷ lệ:
    Phương pháp tỷ lệ được sử dụng để cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của kỳ này so với kì trước hoặc so với kì gốc, thể hiện một cách rõ nét tình hình tăng trưởng hay trì trệ trong việc kinh doanh. Thường thì phương pháp này được dùng kết hợp với phương pháp so sánh. Đôi lúc, phương pháp này còn được hiểu là phương pháp số tương đối – là một dạng của phương pháp so sánh. Có thể nói đây là phương pháp khá đơn giản trong việc phân tính những biến động về tình hình tài chính của công ty, để việc đánh giá được khách quan và hiệu quả hơn.
    1.4.3 Phương pháp phân tích Swot
    Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc phân tích thuận lợi, khó khăn ở bất kì doanh nghiệp nào. Phương pháp này cũng dùng để đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp nhưng thể hiện ở góc độ lợi thế hơn là khả năng tiềm tàng. Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu không chỉ những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp mà còn bao gồm cả những cơ hội, những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp.
    @ Thời gian nghiên cứu
    Từ 1/7/2003 đến 30/8/2003 : chọn đề tài, xử lí đề cương sơ lược, viết phần mở đầu và chương cơ sở lí luận.
    Học kì cuối (từ 16/2/2004 đến 30/4/2004) : thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp ( phần giới thiệu, phần nội dung và phần kết luận).
     
Đang tải...