Tiểu Luận Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước Mác

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Lời nói đầu


    Lịch sử Triết học là một phần học trong chương trình môn Triết học Mác - Lênin ở các trường Đại học và Cao đẳng giúp người học nắm được quá trình hình thành phân tích những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, qui luật của tư duy triết học nhân loại, đồng thời nhận thấy rõ sự ra đời của phát triển của triết học Mác - Lênin là một tất yếu hợp qui luật chứ không phải là một trào lưu biệt lập nằm ngoài dòng chảy của văn minh nhân loại.
    Hạt nhân lí luận trong Triết học Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là những phát sinh lớn nhất của Mác - Ănghen và được Lênin kế tục phát triển, là cơ sở lí luận và kim chỉ nam cho hoạt động của các Đảng Cộng sản. Tuy nhiên không phải Mác - Ănghen xây dựng nên chúng từ mảnh đất không mà phải chọn lựa kế thừa những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử phát triển trước đó. Vậy quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng diễn ra như thế nào. Điều đó tôi sẽ làm sáng tỏ trong nội dung bài tiểu luận với đề tài: "Phân tích những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật trước Mác".
    Mặc dù tôi đã cố gắng tìm tòi với tinh thần trách nhiệm, song do mới tiếp xúc với triết học, kiến thức còn nhiều hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy chủ nhiệm bộ môn cùng các bạn đọc góp ý bổ sung để tôi có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình.
    Tôi xin cảm ơn!
    B. Nội dung


    1. Chủ nghĩa duy vật trước mác
    Chủ nghĩa duy vật là một trong hai trường phái cơ bản của triết học. Xuất hiện ngay từ thời cổ đại khi triết học mới bắt đầu hình thành. Từ đó đến nay lịch sử phát triển của nó luôn gắn liền với lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn. Nó đã trải qua nhiều hình thức khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ coi vật chất là cái có trước và cái quyết định ý thức, đề xuất phát từ bản thân thế giới để giải thích thế giới.
    Lịch sử chủ nghĩa duy vật phát triển qua nhiều thời kỳ và ngày càng hoàn thiện, trở thành một nội dung quan trọng trong chủ nghĩa Mác - Lênin và được vận dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống. Bây giờ ta sẽ nghiên cứu từng thời kì lịch sử phát triển của nó.
    1.1. Hình thái duy vật chất phác ngây thơ thời cổ đại
    Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp, chưa dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó chưa phát triển.
    1.1.1. Chủ nghĩa duy vật ấn Độ cổ đại
    ở ấn Độ, chủ nghĩa duy vật xuất hiện tương đối sớm và mang những nét độc đáo, tập trung ở một số trường phái sau:
    1.1.1.1. Trường phái Sam Khuya
    Vào thời gian đầu, triết lý Samkhuya không thừa nhận "tinh thần vũ trụ tối cao" phủ nhận sự tồn tại của thần. Ngược lại nó khẳng định thế giới này là thế giới vật chất. Đã giải thích mọi vật của thế giới là kết quả của sự thống nhất ba yếu tố. Đó là Sativa (sự trong sáng), Tamas (tính ỳ thụ động) và Rajas (kích thích động). Khi 3 yếu tố này ở trạng thái cân bằng thì vật chất đầu tiên chưa biểu hiện nhưng khi cân bằng bị phá vỡ thì sinh thành vạn vật của vũ trụ.
    Mục lục


    A. Lời nói đầu 1
    B. Nội dung 2
    1. Chủ nghĩa duy vật trước Mác 2
    1.1. Hình thái duy vật chất phác ngây thơ thời cổ đại 2
    1.1.1. Chủ nghĩa duy vật ấn Độ cổ đại 2
    1.1.1.1. Trường phái Sam Khuya 2
    1.1.1.2. Trường phái Nyaya: 3
    1.1.2. Chủ nghĩa duy vật Trung Hoa cổ đại 3
    1.2. Chủ nghĩa duy vật Phương Tây cổ đại 4
    1.2.1.Triết học Hy Lạp cổ đại 4
    1.2.1.1. Hêraclit (530-470 TCN) 5
    1.2.1.2. Triết học Hy Lạp thế kỷ V 5
    1.3. Duy vật Tây Âu Trung Cổ Phục Hưng và cận đại: đây là những thời kỳ mà chủ nghĩa duy vật có nhiều thắng lợi rực rỡ. 7
    1.3.1. Fran xiBêcơn (1561 - 1621): 7
    1.3.2. Lút Vích Phoi ơ bắc (1807 - 1872): 7
    2. Phép biện chứng trước Mác 8
    2.1. Phép biện chứng thời cổ đại 8
    2.1.1. Triết học Trung Hoa cổ đại 8
    2.1.2. Triết học ấn độ cổ đại 10
    2.1.3 Triết học Hy Lạp cổ đại 11
    2.2. Phép biện chứng Tây Âu thế kỷ XIV - XVIII 13
    2.3. Phép biện chứng cổ điển Đức 14
    C. Kết luận 17
    D. Tài liệu tham khảo 18
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...