Thạc Sĩ Phân tích những thách thức và cơ hội – tìm ra những bước đi thích hợp trong tiến trình gia nhập wto

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Mit Barbie, 2/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.1- KHÁI NIỆM VỀ TOÀN CẦU HOÁ 04
    1.2- SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
    1.2.1- Lý thuyết của phái Trọng Thương
    1.2.2. Lý thuyết Lợi Thế Tuyệt Đối của Adam Smith
    1.2.3- Lý thuyết Lợi Thế So Sánh của David Ricardo
    1.2.4- Lý thuyết Heckesher – Ohlin ( H-O)
    1.2.5- Lý thuyết Cân Bằng Giá Cả Yếu Tố (H - O - S)
    1.2.6- Nhận xét chung
    1.3- CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ 11
    1.4- KINH NGHIỆP ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA CÁC NƯỚC ĐI TRƯỚC - ĐẶC TRƯNG LÀ TRUNG QUỐC MỘT NƯỚC CÓ NHIỀU HOÀN CẢNH TƯƠNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

    CHƯƠNG2: TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

    2.1- TỔNG QUAN VỀ WTO - 19
    2.1.1- lịch sử hình thành WTO
    2.1.2- Điều kiện và thủ tục gia nhập WTO
    2.1.3- Cơ cấu tổ chức của WTO
    2.1.4- Các hiệp định cơ bản trong khuôn khổ WTO
    2.1.5- Các nguyên tắc cơ bản của WTO
    2.1.6- Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
    2.2- TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

    CHƯƠNG 3 NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO

    3.1- NHỮNG CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO. 32
    3.2- NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA WTO
    2
    3.3- LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA WTO 41
    3.3.1- Các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến lao động khi tham gia vào WTO nói riêng và quá trình tòan cầu hóa nói chung.
    3.3.2- Tác động đối với việc làm

    CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ CÁC BƯỚC ĐI THÍCH HỢP TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

    4.1- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO TIỀN ĐỀ CHO TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM 48
    4.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM57

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, xu thế khu vực hóa ngày càng phát triển như sự bổ sung, đồng thời ứng phó với xu thế toàn cầu hóa. Hai xu thế này bắt nguồn từ sự phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc hơn, theo đó mỗi sản phẩm có thể được sản xuất ở nhiều nước. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi mở rộng thị trường. Cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ, nhất là về thông tin, tạo ra mạng lưới lan tỏa trên toàn thế giới.

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức có vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại thế giới, đây là tổ chức kế thừa và dựa trên nền tảng của GATT. Việc tham gia vào WTO sẽ mở ra cho các quốc gia trên thế giới nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời khi tham gia vào thì phải ứng phó với những thách thức và những sự cạnh tranh rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, một điều tất yếu là nếu đứng ngoài xu thế đó thì sẽ bị cô lập và tụt hậu. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tất yếu đó, việc tham gia vào WTO sẽ mang lại cho đất nước ta những thuận lợi và cơ hội để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn và thách thức không nhỏ. Qua hội nhập, chúng ta có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và kỹ năng đẩy mạnh sản xuất tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Để đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Qua đó, cơ cấu kinh tế trong nước sẽ chuyển dịch linh hoạt hơn theo hướng hiện đại hóa và hướng về xuất khẩu. Bên cạnh đó, tham gia hội nhập, chúng ta có thể gia tăng đáng kể sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn một cách tổng thể tham gia WTO sẽ thúc đẩy sự phát triển cả về lượng và chất của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, có biến được các cơ hội và thuận lợi đó thành những lợi ích thiết thực hay không tùy thuộc rất nhiều ở nội lực và khả năng của chúng ta kịp thời chuyển hóa và nắm bắt chúng.

    Xuất phát từ những nhận định trên với đề tài “PHÂN TÍCH NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI – TÌM RA NHỮNG BƯỚC ĐI THÍCH HỢP TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM” tôi mong muốn được vận dụng những kiến thức đã được học của mình để làm rõ những thách thức cùng những cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới nhất là vào thời điểm hiện nay, khi mà trong thời gian tới chúng ta sẽ gia nhập Tổ Chức thương mại Thế Giới (WTO). Từ đó, kiến nghị những giải pháp và những bước đi thích hợp cho việc xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và những hành động cho việc gia nhập Tổ Chức thương mại Thế Giới (WTO).

    Mục tiêu của đề tài: Phân tích sự tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế và nguồn nhân lực của Việt Nam (Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhất là đối với nền kinh tế tri thức) nhằm mục đích nắm bắt các cơ hội và đối phó các thách thức, từ đó giành được sự thuận lợi khi gia nhập WTO.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung vào sự tác động của WTO đối với Việt Nam. Những vấn đề khác được đề cập tới trong đề tài cũng chỉ nhằm mục đích làm rõ hơn mối quan hệ giữa WTO đối với Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống. Quan sát thực tế, xem xét và tổng kết kinh nghiệm hội nhập của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có các hòan cảnh tương đồng với Việt Nam.

    Ngòai ra, trong đề tài còn sử dụng các lý thuyết của kinh tế học quốc tế và các phương pháp đặc thù như tổng hợp, phân tích thống kê, suy diễn thực nghiệm.
    Điểm mới của đề tài: Từ trước đến nay đã có khá nhiều các nghiên cứu và các tài liệu viết về WTO. Riêng trong luận văn này tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và khá đầy đủ các tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực nguồn nhân lực. Đồng thời, trong luận văn đề cập đến những sự kiện mới nhất của quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...