Tài liệu Phân tích những tác động về mặt lịch sử của quá trình truyền bá tiếp thu những hệ tư tưởng trong thờ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích những tác động về mặt lịch sử của quá trình truyền bá tiếp thu những hệ tư tưởng trong thời kỳ Bắc thuộc (Nho, Đạo, Phật) đối với đời sống văn hóa làng Việt.
    1. Dẫn luận
    Dân tộc Việt Nam có một lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời với rất nhiều thành tựu rực rỡ. Cách đây gần 4000 năm, chúng ta đã có một nền văn minh của riêng mình : Văn minh Đông Sơn – lúa nước – sông Hồng. Như tên gọi, đó là nền văn minh của cộng đồng người Việt trồng lúa nước có kỹ thuật chế tác đồng thau và đồ sắt khá cao. Họ đã xây dựng được cho mình một nhà nước sơ khai với đời sống vật chất tinh thần phong phú, đa dạng. Tuy vậy, nằm ở vị trí “ngã tư đường” (O.Janse), chúng ta không thể tránh khỏi sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa, tự nguyện hay cưỡng bức. Một trong những lần giao lưu và tiếp xúc sớm nhất chính là cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc kéo dài hơn 1000 năm để lại nhiều hệ lụy cho đời sống văn hóa làng Việt, quá khứ, hiện tại và tương lai.
    Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc , mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy (8).
    Khoảng thiên niên kỷ X – V TCN, khi con người bước vào cuộc cách mạng đá mới với việc xuất hiện công xã nông thôn thì chế độ nguyên thủy đã bước đầu tan rã. Công xã nông thôn là “hình thái tổ chức xã hội đầu tiên của những người tự do không bị ràng buộc bởi quan hệ huyết thống” (Các Mác), bao gồm hai hình thức sở hữu công cộng và tư nhân. Nói một cách khác “công xã nông thôn là hình thái cuối cùng của xã hội nguyên thủy” và sẽ biến mất dần cùng với sự phát triển của chế độ tư hữu. Theo giáo sư Hà Văn Tấn, ở nước ta, vào giai đoạn cuối của nền văn minh sông Hồng, một nhà nước đã hình thành trên cơ sở văn hóa Đông Sơn tuy mới chỉ là phôi thai, kết cấu cộng đồng nguyên thủy vẫn chưa tan rã hết. Nếu cứ để cho lich sử phát triển đúng quy luật vận động thì phân hóa giai cấp sẽ ngày một sâu sắc, phân công lao động được đẩy mạnh, chế độ tư hữu phát triển và cộng đồng nguyên thủy đó sẽ bị phá hủy hết. Nhưng chính vào lúc các quá trình đó mới bắt đầu thì người cuộc xâm lăng của người Trung Hoa và tiếp theo đó là ách nô dịch hơn 1000 năm đã làm cho lịch sử Việt Nam không còn đi theo con đường bình thường. Sức sản xuất bị kìm hãm, văn hóa chịu sự giao lưu tiếp biến cưỡng bức, và mặt khác, cái “cộng đồng mang đậm màu sắc nguyên thủy đáng lý bị phá vỡ một cách tự nhiên trong quá trình phát triển của nhà nước thì nay phải cố kết lại để làm thành sức mạnh chống xâm lược và nô dịch” (5). Đó chính là làng, cộng đồng làng và cái hạn hẹp của làng. Có lẽ vì vậy mà trong đặc trưng kết cấu làng Việt, “nguyên lý máu” và “nguyên lý đất” – những tàn dư của chế độ nguyên thủy còn thể hiện rất rõ ở nguyên tắc tổ chức theo dòng máu và địa vực. Nói một cách khái quát, làng là hình thức công xã nông thôn “nửa kín, nửa hở”.
    Khi nghiên cứu về văn hóa làng và làng văn hóa, một số nhà nghiên cứu đã nêu bật những đặc trưng làng Việt Nam. Đó là :
    1. Ý thức cộng đồng làng.
    2. Ý thức tự quản – quyền quản lý làng xã được thể hiện trong hương ước của làng.
    3. Tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng trong tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ và ứng xử. (8)
    Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, gần như là cùng một lúc, ở hai nền văn minh bậc nhất thế giới Ấn Độ và Trung Quốc có một sự phát triển mạnh mẽ văn hóa vật chất cũng như tinh thần. “Thời đại trục” đó đã sản sinh nhiều trào lưu tư tưởng – tôn giáo trong đó có Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Ba trào lưu tư tưởng trên trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử đã chứng tỏ sức sống lâu bền và từ quê hương, chúng lan tỏa trên một khu vực rộng lớn của Châu Á, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tư tưởng nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Nho giáo và Đạo giáo được những viên quan đô hộ người Hán du nhập, còn Phật giáo được những nhà sư Ấn Độ cũng như Trung Quốc đưa vào. Dần dần, chúng cắm rễ trong đời sống tinh thần và hòa lẫn vào nền văn hóa bản địa người Việt. Thời kỳ Bắc thuộc là một khoảng thời gian rất dài với nhiều biến động và nhiều luồng tư tưởng, trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ xin đề cập đến sự tác động của ba luồng tư tưởng Nho, Đạo,Phật tới những đặc trưng làng việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...