Tiểu Luận Phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng


    A. Lời Nói Đầu

    Như chúng ta đã biết: Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao cho bên vay (khách hàng) một khoản vốn tiền tệ, bên vay sẽ sử dụng khoản vốn tiền tệ đó trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ hoàn trả cho tổ chức tín dụng cả gốc và lãi theo hoả thuận và điều này được thể hiện dưới dạng bản hợp đồng gọi là hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS). Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các ngân hàng . Nhìn chung với hệ thống các quy định được thể hiện trong BLDS, Luật các TCTD và Quy chế Cho vay của TCTD đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành (hiện nay là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001), đã quy định khá cụ thể, chi tiết các điều kiện, điều khoản có trong một hợp đồng tín dụng. Vậy những quy định cảu pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng như thế nào và thực tế áp dụng ra sao em xin được đề cập trong bài tiểu luận: “phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng

    B. Nội Dung

    1. chủ thể tham gia giao dịch cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng
    Trong giao dịch cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, chủ thể bao gồm bên cho vay ( tổ chức tín dụng) và bên đi vay ( tổ chưc cá nhân có đủ những điều kiện do luật định). Các chủ thể này khi tham gia giao dịch cho vay cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do luật dự liệu. Việc quy định các điều kiện chủ thể đối với bên vay và bên cho vay không chỉ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự đánh giá hiệu lực của hợp đồng tín dụng mà còn góp phần nâng cao kỹ năng giao kết hợp đồng tín dụng cũng như củng cố kỷ luật hợp đồng đối với các chủ thể khi tham gia giao dịch cho vay.
    1.1 Bên cho vay
    Trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, bên cho vay thường là các tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Ngoài ra, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng nhà nước cho phép hoạt động tín dụng thì cũng có thể là bên cho vay và cũng phải thỏa mãn các điều kiện chủ thể giống như đối với bên cho vay là các tổ chức tín dụng.
    Theo quy định của pháp luât hiện hành, một tổ chức muốn trở thành chủ thể cho vay phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
    - Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp
    - Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y
    - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp
    - Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.
    Riêng đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, muốn trở thành chủ thể
    cho vay thì chỉ cần thỏa mãn điều kiện như: có giấy phép hoạt động của ngân hàng, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có người đại diện hợp pháp. Trong giấy phép hoạt động của ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức này phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạt động cho vay là hoạt động được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện.
    Việc pháp luật quy định những điều kiện này đối với bên cho vay không chỉ góp phần hạn chế, loại trừ những tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn kinh doanh trên thương trường, nhờ đó mà góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, mà còn là căn cứ cho các nhà luật gia hay các thẩm phán, trọng tài viên tiến hành thẩm định và đánh giá một cách khách quan vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng tín dụng.
    1.2 Bên vay
    Bên vay là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện vay vốn do pháp luật quy định và những điều kiện khác do các bên thỏa thuận. Thông thường các điều kiện chung sẽ do pháp luật quy định và được áp dụng chung cho mọi khách hàng vay trong mọi trường hợp, không phân biệt họ là tổ chức hay cá nhân. Còn những điều kiện riêng sẽ do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và bên vay chỉ phải bắt buộc thỏa mãn những điều kiện này khi chúng được ghi rõ ràng trong hợp đồng tín dụng như điều kiện để giao kết hợp đồng tín dụng.
    1.2.1 Các điều kiện chung
    Trên nguyên tắc, các điều kiện này có tính chất bắt buộc chung đối với mọi chủ thể

    TLTK:
    Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

    1. Giáo trình Luật Ngân Hàng
    Trường ĐH Luật Hà Nội
    2. Luật các tổ chức tín dụng 2010
    3. Bộ luật dân sự 2005
    4. Rút trước hạn, chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn mức thấp nhất - Văn bản mới cập nhật - Báo Pháp luật Việt Nam điện tử
    5. Các lỗi thường gặp trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng
    6. Có cho vay đảo nợ trong hệ thống ngân hàng? | Vinacorp - Tin tức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...